Hủy

Di sản của CEO Hi-P thất thập

Bá Ước Thứ Tư | 20/12/2017 10:41

Bloomberg

Công ty Hi-P do ông Diêu Hiếu Trung (Yao Hsiao Tung) lãnh đạo đã bị thua lỗ 75 triệu USD vì một khách hàng đặt hàng nhưng không lấy sản phẩm.
 

Vào năm 2015, Yao Hsiao Tung đã 75 tuổi và dự định lui vào hậu trường. Ông đã bắt đầu tìm kiếm người kế nhiệm vị trí CEO của Hi-P International, một công ty làm gia công cho các khách hàng như Apple và Amazon. Nhưng việc công ty phải gánh chịu một khoản thua lỗ đã khiến kế hoạch đó trôi vào quên lãng.

Những khó khăn của công ty đến từ một sai lầm trong hợp tác kinh doanh với Yota Devices, một công ty Nga. Hi-P nhận hợp đồng để đồng thiết kế và sản xuất smartphone 2 màn hình cho công ty Nga trên mà không điều tra thật kĩ lai lịch và năng lực của công ty này. Yota sau đó đã không lấy hàng, Yao kể. Công ty đã chịu khoản lỗ 100 triệu đô la Singapore (74 triệu USD).

Hai năm sau, Hi-P chuẩn bị đạt được mức lợi nhuận hằng năm lớn nhất trong lịch sử của công ty, nhờ làm ăn với Apple. Cổ phiếu của công ty đã tăng hơn gấp ba lần vào năm 2017, đây là mức tăng lớn nhất trong chỉ số FTSE Straits Times All Index.

Di san cua CEO Hi-P that thap
Cổ phiếu Hi-P đã tăng hơn 200% trong năm nay. Ảnh: Bloomberg

"Chúng tôi đã tự tạo ra những rủi ro không cần thiết", Yao nói trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg ở Singapore. "Nhưng tôi tin rằng tôi có thể xoay chuyển tình hình."

Yao cho biết Hi-P đã được đảm bảo những khoản hỗ trợ tài chính từ các ngân hàng như UOB. Sau đó, ông thay đổi cấu trúc của công ty, tạo ra 4 đơn vị kinh doanh để hướng đến một cơ sở khách hàng đa dạng hơn và ít phu thuộc vào khách hàng cá nhân. Ông cũng chú trọng tăng đãi ngộ cho nhân viên và cũng phát triển một hệ thống để đánh giá và hạn chế rủi ro từ các đối tác.

Cuối cùng, ông bắt đầu kiện Yota ra tòa để đòi lại một phần thiệt hại. Vụ việc đã được giải quyết, Hi-P được bồi thường 17 triệu USD và công ty có quyền bán số lượng điện thoại còn lại mà mình đã sản xuất cho công ty Nga cho bên thứ 3.

Những nỗ lực đó, cùng việc hợp tác với Apple, đã giúp Hi-P phục hồi. Công ty của Yao đã công bố lợi nhuận 54,5 triệu USD vào năm 2016, và dự kiến ​​sẽ tăng gấp đôi vào năm nay, theo ước tính của ngân hàng DBS.

Hi-P là một trong số ít các công ty niêm yết ở Singapore có tên trong danh sách chính thức của Apple về 200 nhà cung cấp hàng đầu được công bố vào tháng 2, công ty đã được hưởng lợi từ ba lần Apple tung ra các dòng điện thoại iPhone mới trong năm nay. Apple dự kiến ​​sẽ đạt doanh thu kỷ lục 87 tỷ USD trong quý IV năm nay.

Di san cua CEO Hi-P that thap
Nhân viên Hi-P quan sát sản phẩm thông qua kính hiển vi. Ảnh: Bloomberg

"Giờ đây, Hi-P đang ở trong một thời điểm ngọt ngào", Ling Lee Keng, nhà phân tích của DBS, đã viết trong một bản báo cáo vào tháng 11. Bà cho biết hơn một nửa thu nhập của công ty xuất phát từ điện thoại thông minh, Internet vạn vật và smart-home, những ngành mà dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong hai năm tới.

Với lợi nhuận cao, Yao cho biết ý định thực hiện các thương vụ M&A trong ngành ô tô và chăm sóc sức khoẻ. Ông từ chối xác định mục tiêu nhưng nói rằng ông có một "ước mơ lớn" và biết cách để đạt được mục đích.

Di san cua CEO Hi-P that thap
Dây chuyền sản xuất tự động của công ty. Ảnh: Bloomberg

Từ nghèo khó đến giàu sang

Yao, người sở hữu 83% cổ phần của Hi-P, đã chứng kiến ​​giá trị cổ phiếu của ông tăng lên 857 triệu USD. Ông sinh ra ở Trung Quốc, nhưng chuyển đến sống ở Đài Loan khi mới 5 tuổi. Năm 39 tuổi, ông đến Singapore khi công ty DuPont cử ông đến đảo quốc Sư tử. Ngay sau đó, ông đã bắt đầu học tiếng Anh một cách nghiêm túc.

Người đàn ông 77 tuổi nói rằng ông có tinh thần chiến đấu, đầy khuôn phép, nhưng "rất hung hăng" – những tính cánh được trui rèn từ tuổi thơ nghèo đói và những lần chuyển nơi sinh sống. Ở mọi nơi bạn đến, trẻ em thường bắt nạt người mới, ông nói. "Tôi đã trở thành một chiến binh mạnh mẽ khi còn rất nhỏ", ông nói.

Yao rời DuPont năm 1983 và trở thành người quản lý Hi-P. Công ty được thành lập năm 1980 mà Yao là một đối tác thầm lặng. Công ty này bắt đầu với việc sản xuất và chế tạo các công cụ kim loại ở Trung Quốc và bán chúng ở Singapore và đã gần như phá sản trong thời suy thoái của kinh tế thế giới những năm 1980. Hi-P phát triển mạnh mẽ sau đó và niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Singapore năm 2003. Ngày nay, công ty có khoảng 15.000 nhân viên và một giá trị thị trường hơn 1 tỷ USD.

Di san cua CEO Hi-P that thap
Yao Hsiao Tung. Ảnh: Bloomberg

 Jarick Seet, người đứng đầu nhóm nghiên cứu công ty nhỏ và vừa tại RHB Research Insitute Singapore, cho biết: "Ông ấy luôn chứng minh được thị trường đã sai. Khi mọi người nghĩ rằng ông ấy sẽ thất bại, ông ấy đã trở lại."

Tuy nhiên, Seet lưu ý rằng Hi-P quá phụ thuộc vào Apple và ước tính rằng ít nhất một nửa doanh thu của Công ty đến từ gã khổng lồ Mỹ. Theo công ty Singapore, công ty Hi-P đã làm việc với Apple từ năm 2009, bắt đầu với iPod.

"Điều quan trọng là lợi nhuận cho họ vẫn đến từ điện thoại di động", Seet nói. "Họ đang đa dạng hóa, nhưng quá trình đó đang diễn ra chậm."

Khi kinh doanh đi vào ổn định, Yao đã bắt đầu lên kế hoạch tìm người kế nhiệm. Ông đã bổ nhiệm Yong Inn Nam làm Giám đốc Điều hành vào tháng 11. Yong đã có trách nhiệm phát triển kinh doanh với khách hàng khác ngoài Apple, những nỗ lực của Yao để đa dạng hóa kinh doanh của công ty. Trong một thông cáo gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore, Hi-P cho biết công ty cũng đang dần xác định thế hệ lãnh đạo tiếp theo của công ty.

"Tôi không có ý định rời khỏi Công ty để dành thời gian cho gia đình," Yao nói. "Tôi cũng không có con. Nhưng tôi muốn để lại là một di sản".

Nguồn Bloomberg


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới