Hủy
Chứng khoán

Chứng khoán Mỹ: Tăng 1.000 điểm, rồi sao nữa?

Mạnh Đức Thứ Năm | 27/12/2018 12:00

Với nhiều nhà giao dịch chứng kiến màn hình của họ phát nổ trong màu xanh lá cây, đà tăng mạnh được quan sát với sự nghi ngờ.
 

Bị đè nén trong nhiều tuần, một thị trường tăng giá dường như đã cáo chung sau nhiều phiên giảm điểm không có dấu hiệu ngừng lại. Đột nhiên, vào giây cuối cùng, một đợt tăng và cái chết của thị trường giá lên được đẩy lùi.

Ngày 26.12.2018? Không ai lường được. Nhưng một kịch bản như vậy đã diễn ra trong quá khứ. Thực tế, điều này đã xảy ra hai lần vào năm 1998, và một lần nữa vào năm 2011. Vì vậy, trong khi thị trường tăng vọt vào ngày 26.12, chứng khoán Mỹ đang phải đón nhận những hoài nghi, lịch sử cho thấy rằng không phải tất cả những lần tăng như thế này là dấu hiệu của một đợt hồi sinh.

Chung khoan My: Tang 1.000 diem, roi sao nua?
S&P 500 có phiên tăng mạnh vào ngày hôm qua.

Một điều chắc chắn, đối với các nhà đầu tư gần như hoàn toàn bị bỏ đói tin tốt trong cả tháng, phiên ngày 26.12 lấy lại chút niềm tin trong một cơn thịnh nộ. S&P 500 tăng 5%, Dow Jones tăng thêm 1.086 điểm và Nasdaq 100 có ngày tốt nhất kể từ năm 2009.

Tại sao bây giờ? Rốt cuộc, các nhà đầu tư có thể đã sử dụng một số tin tức tốt lành trước Giáng sinh, nhưng những gì họ nhận được là nỗi đau. Trong 6 phiên trước đó, S&P 500 chỉ giảm dưới 1,5% chỉ một lần. Trước ngày 26.12, chỉ số này đã giảm gần 15% chỉ trong tháng 12.

Một vài điều có thể đã hạn chế sự kìm kẹp của gấu. Một quan chức Nhà Trắng đảm bảo với các nhà đầu tư rằng Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang sẽ không bị sa thải, Bloomberg News đưa tin vào cuối tuần qua mà Tổng thống Donald Trump đã thảo luận.

Ông Trump đã đưa ra những bình luận trực tiếp về thị trường chứng khoán ngày 25.12, nói rằng cổ phiếu đang mang đến cơ hội rất lớn để mua. Một bản báo cáo vào cuối phiên họp rằng một phái đoàn Mỹ sẽ đến Bắc Kinh vào đầu tháng 1 để đàm phán thương mại đã thúc đẩy cổ phiếu.

Chung khoan My: Tang 1.000 diem, roi sao nua?
Chỉ số Dow Jones. Ảnh: Google Finance

Mọi người ở Phố Wall đều biết các đợt tăng mạnh là điều phổ biến trong thời kỳ khó khăn. Trên thực tế, trong tám thị trường gấu trước đây, S&P 500 đã trải qua các đợt tăng lớn hơn 2,5% hơn 120 lần khi chỉ số giảm từ đỉnh xuống đáy, theo dữ liệu được biên soạn bởi Bloomberg. Từ sự sụp đổ của Lehman đến đáy khủng hoảng tài chính vào tháng 3 năm 2009, S&P 500 đã tăng hơn 4% trong 13 dịp khác nhau.

Tuy nhiên, những nhà giá lên có thể hy vọng. Ví dụ, với mức giảm 19,4% từ ngày 29.4 đến ngày 3.10.2011. Ở mức đáy đó, chỉ số đã trải qua ba ngày tăng hơn 1,5% - và tiếp tục dẫn đến tháng tăng điểm tốt nhất trong 20 năm. Sự phục hồi đó đã mở đường cho thị trường tăng dài nhất từng được ghi nhận.

Một điều gì đó tương tự đã xảy ra vào năm 1998, khi chỉ số giảm hơn 19%, chạm đáy vào ngày 8.10, trước khi có một đợt tăng 2,6%, và bắt đầu đẩy chuỗi giảm điểm đó vào quên lãng. Từ đầu tháng 10 đến cuối tháng 1 năm sau đó, chỉ số tăng gần 25%.

Tuy nhiên, đối với nhiều nhà giao dịch chứng kiến màn hình của họ phát nổ trong màu xanh lá cây, đà tăng mạnh được quan sát với sự nghi ngờ.

Để nói rằng đáy đã được xác nhân, điều Antonelli đang tìm kiếm, cùng với các chỉ báo khác, thì chỉ số phải tăng ít nhất hai ngày liên tiếp trong đó tỷ lệ cổ phiếu tăng vượt quá 90%, một sự kiện đã xảy ra hôm nay. Cho đến lúc đó, sự nghi ngờ sẽ tăng cao.

Nguồn Bloomberg


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới