Hủy
Chứng khoán

Cuộc sàng lọc môi giới chứng khoán

Thanh Tùng Thứ Năm | 17/01/2019 07:30

Năm 2018, mức phí mà các công ty chứng khoán thu của nhà đầu tư là khoảng hơn 2.000 tỉ đồng. Ảnh: Quý Hòa

Sự phân hóa sẽ diễn ra mạnh hơn giữa các công ty môi giới chứng khoán.
 

Vừa qua, Bộ Tài chính đã chính thức ban hành quyết định bãi bỏ sàn phí môi giới chứng khoán. Động thái này được cho là sẽ khiến ngành chứng khoán phân hóa hơn nữa trong thời gian tới. Trong những năm đầu khi mới vận hành thị trường chứng khoán, Bộ Tài chính đã áp dụng mức phí sàn 0,15% giá trị giao dịch chứng khoán, nhằm ngăn ngừa một số công ty chứng khoán lớn độc quyền thị trường, không có lợi cho nhà đầu tư.  

Hiện nay, khi thị trường ngày càng phát triển, các công ty chứng khoán đã ngày một củng cố tiềm lực. Bộ Tài chính đã quyết định không áp mức phí sàn đối với giao dịch chứng khoán kể từ ngày 15.2 tới sẽ làm thay đổi cơ bản bức tranh của ngành chứng khoán trong thời gian tới, mang lại lợi ích lớn cho nhà đầu tư.

Cuoc sang loc moi gioi chung khoan
 

Năm 2018, tổng giá trị giao dịch toàn thị trường là 1,5 triệu tỉ đồng, nếu phí giao dịch trung bình là 0,2% thì mức phí mà các công ty chứng khoán thu của nhà đầu tư là khoảng hơn 2.000 tỉ đồng. Việc bỏ áp sàn phí được dự báo sẽ dẫn đến cuộc chạy đua cạnh tranh về phí môi giới trong thời gian tới.

 
 

Một nhà môi giới chứng khoán nhận định: “Việc bỏ sàn này sẽ thu hẹp khoản phí mà các công ty chứng khoán thu được từ hoạt động giao dịch của khách hàng và một chiến tranh về giá phí môi giới sẽ diễn ra và số lượng môi giới sẽ giảm xuống”.

Cuoc sang loc moi gioi chung khoan
 

Trên thực tế, hiện có khá nhiều công ty chứng khoán đã thực hiện lách giá sàn dịch vụ mua, bán chứng khoán thông qua biện pháp hoàn phí giao dịch hay áp dụng mức phí giao dịch “trọn gói” cho nhà đầu tư. Ví dụ, một khách hàng có giá trị giao dịch khoảng 100 tỉ đồng, mức phí phải nộp là 150 triệu đồng nhưng sau đó, khách hàng sẽ nhận lại được là 30 triệu đồng, một hình giảm phí cho nhà đầu tư.

Với động thái bỏ sàn phí môi giới, ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc Kinh doanh khu vực TP.HCM của Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDIRECT, nhận định: “Công ty chứng khoán sẽ phân hóa hơn, chia thành 3 bộ phận rõ ràng, bộ phận chuyên về phí giao dịch thấp nhất, công ty chứng khoán chuyên về tư vấn để thu phí, và chuyên về làm Investment banking, các thương vụ”.

Số công ty chứng khoán trên thị trường sẽ thu hẹp về khoảng 20 công ty. Đây là một viễn cảnh dễ hình dung, khi mà 70% thị phần môi giới nằm trong tay 10 công ty chứng khoán lớn nhất. Với bối cảnh này, lợi thế thuộc về các công ty có nền tảng giao dịch tốt, ưu thế về công nghệ và có chi phí vốn thấp, họ sẽ chủ động đưa ra các gói miễn phí giao dịch để đánh chiếm thị phần nhằm hút lượng lớn khách hàng cá nhân với quy mô vốn thấp cũng như lượng khách hàng hay trading liên tục.

Ngoài ra, đây cũng là lợi thế của nhóm công ty chứng khoán có vốn đầu tư từ nước ngoài vì đây chính là điểm mấu chốt để giành thêm thị phần trên nền tảng nguồn vốn dồi dào và chiến lược tầm xa. Đó là các công ty như Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam, Yuanta Việt Nam, Maybang Kimeng và KB…

Cuoc sang loc moi gioi chung khoan

Ở phân khúc còn lại là mảng Investmet Banking, việc thay đổi cấu trúc cạnh tranh sẽ diễn ra chậm hơn do đây là mảng cần đội nhân lực hùng hậu chất lượng, thị phần dẫn đầu nên tạm thời các vị trí được xác lập từ xưa giờ vẫn chưa có nhiều biến động, vẫn là cuộc chơi chủ đạo của nhóm 5 và bối cảnh mới sẽ đinh hình lại sau đó tầm 3 năm tới 5 năm tiếp theo.

Ông Tuấn nhận định: “Toàn bộ bức tranh cho thấy đây là giai đoạn khó khăn nhất của nghề môi giới chứng khoán tuy còn non trẻ nhưng áp lực cạnh tranh một lần nữa lại bùng phát ở cấp độ cao hơn”.

Dù vậy, với thực tế, chỉ có khoảng 2 triệu tài khoản chứng khoán trên tổng số gần 100 triệu người Việt Nam, cho thấy dư địa mở rộng quy mô thị trường vẫn còn rất lớn. Miếng bánh ngày càng to dần là điều dễ thấy, nhưng không phải ai cũng được hưởng lợi như nhau nếu không định vị một lợi thế cạnh tranh rõ ràng.

 Đó có thể là mô hình cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính từ môi giới tư vấn, ngân hàng đầu tư, tư vấn tài chính và quỹ đầu tư cùng bổ trợ nhau như SSI. Hoặc nếu quy mô ở mức trung bình và năng lực phát triển các mối quan hệ với chính phủ không đủ lớn, mô hình trọng tâm vào việc phát triển các dịch vụ chuyên cho mảng môi giới cá nhân lại là một ưu thế như VNDIRECT hay HSC. Những công ty chứng khoán chỉ biết theo đuổi lợi nhuận nhưng không vạch ra rõ định hướng cho tương lai xa chắc chắn sẽ bị đào thải.

Câu chuyện về môi giới sẽ được nâng cấp lên thành quản lý tài khoản có thu phí để đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng chất lượng cao, có quy mô vốn từ trung bình trở lên, bận rộn, có việc riêng và cần những môi giới chuyên nghiệp có tỉ suất sinh lợi trên tổng tài sản vượt trội so với thị trường.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới