Hủy
Doanh Nghiệp

TP.HCM tập trung phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Thứ Ba | 09/05/2017 16:50

Hội chợ, triển lãm Công nghệ thông tin, Điện tử, Viễn thông Tp.HCM lần 1 - năm 2017 lần đầu tiên giới thiệu lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.
 

Hội chợ, triển lãm Công nghệ thông tin, Điện tử, Viễn thông Tp HCM lần 1 - năm 2017 lần đầu tiên giới thiệu lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, thể hiện sự quan tâm đầu tư đúng hướng của lãnh đạo thành phố đối với lĩnh vực mang tính thời sự này.

Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Nông nghiệp nhiệt đới TP.HCM cho biết, các doanh nghiệp CNTT sẽ giúp tái cấu trúc lại nền nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, giúp cho việc xây dựng được chuỗi giá trị khép kín từ “Trang trại đến bàn ăn”. Bằng một loạt các nền tảng mới nhất về CNTT như IoT, Big Data, điện toán đám mây, mạng cảm biến, công nghệ không dây, GPS, GIS và các thuật toán thông minh đã đưa ra được các biện pháp quản lý chính xác và chi tiết lên đến từng cá thể của mùa vụ. Kỹ thuật này giúp tối ưu hóa nhiều yếu tố của nền nông nghiệp như: giống, đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu, dinh dưỡng, thông tin thị trường,… từ đó giúp người trồng hoạch định mùa vụ và kinh doanh theo ý muốn của mình nhằm đạt giá trị cao nhất.

TP.HCM tap trung phat trien nong nghiep cong nghe cao
Họp báo công bố thông tin về Hội chợ, triển lãm Công nghệ thông tin, Điện tử, Viễn thông Tp HCM lần 1 - năm 2017

Những người nông dân thay vì dựa vào kinh nghiệm truyền thống, vốn mang tính rủi ro cao, thì giờ đây bằng việc sử dụng những công nghệ tính toán hiện đại, dựa trên những dữ liệu, lịch sử thu thập được để đưa ra những quyết định cho mùa vụ của mình, những tiện ích và thiết bị thông minh để điều khiển, theo dõi và quản lý mùa vụ. Những tiến bộ trong công nghệ cảm biến, GPS, thuật toán thu thập, quản lý và phân tích dữ liệu đã cho phép người nông dân hiện đại có thể quản lý đến từng cá thể gieo trồng trong mùa vụ của mình.

Hội chợ, triển lãm Công nghệ thông tin, Điện tử, Viễn thông Tp HCM lần 1 - năm 2017 lần đầu tiên giới thiệu lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, thể hiện sự quan tâm đầu tư đúng hướng của lãnh đạo thành phố đối với lĩnh vực mang tính thời sự này. Có khá nhiều công ty công nghệ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao có mặt trong Triển lãm để giới thiệu những sản phẩm công nghệ có tiềm năng ứng dụng hiệu quả.

TP.HCM tap trung phat trien nong nghiep cong nghe cao
Mô hình dưa lưới công nghệ cao

Trong một cuộc hợp tác ba bên, gồm: Khu nông nghiệp công nghệ cao Tp HCM (AHTP), Công viên Phần mềm Quang Trung và Công ty Global CyberSoft xây dựng hệ thống phần mềm SmartAgri chạy trên các nền tảng công nghệ mới, như Internet kết nối vạn vật (IoT), phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analytics), và triển khai trên nền tảng điện toán đám mây (Cloud Computing), nhằm ứng dụng quản lý sản xuất nông nghiệp công nghệ cao từ giai đoạn ươm mầm, xuống giống đến thu hoạch và bảo quản theo quy trình quy chuẩn. Bằng mạng cảm biến, công nghệ không dây, GPS, GIS và các thuật toán thông minh, SmartAgri đem đến quy trình tự động hóa trong quá trình canh tác. Ứng dụng này hoạt động theo các điều kiện môi trường, như tùy vào độ ẩm, thời tiết, ánh sáng, độ PH, áp suất, lượng mưa sẽ đưa ra các quyết định tưới thêm nước, cung cấp dưỡng chất, mở hệ thống quạt làm mát, mở đèn chiếu sang, phun sương,…

Theo ông Từ Minh Thiện, Phó ban quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao Tp HCM (AHTP), bằng cách sử dụng Smart Agri nông dân dễ dàng theo dõi mùa vụ ở bất kỳ nơi đâu, và canh tác nhẹ nhàng chỉ cần thông qua các nút bấm. Smart Agri cũng tư động ghi lại mọi hoạt động canh tác và đến khi thu hoạt tạo ra mã QR giúp người tiêu dùng hoàn toàn có thể truy xuất ngược thông tin về sản phẩm từ quy trình trồng cho đến ngày thu hoạch, ngày hết hạn, địa điểm gieo trồng. Hệ thống Smart Agri đã chạy thực nghiệm thành công các vụ thu hoạch dưa lưới tại AHTP, và kết quả cho năng suất tăng thêm 10% so với thông thường, và chất lượng trái đồng đều.

Nếu như SmartAgri đem lại những hiệu ứng tích cực cho người trồng thì Công ty TNHH chế tạo máy và dịch vụ công nghệ cao TE lại tạo ra một con tem điện tử giúp người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc. Gần đây nhất, Công ty TNHH chế tạo máy và dịch vụ công nghệ cao TE đã hỗ trợ cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tp.HCM và Sở Công thương TP.HCM kiểm tra được nguồn gốc thịt heo. Người tiêu dùng chỉ cần tải ứng dụng TE – FOOD về điện thoại và sau đó, mỗi lần mua thịt, mở phần mềm, đưa camera vào soi tem dán trên thịt là có ngay các thông tin như trang trại, địa điểm, thời gian giết mổ, chợ, chủ sạp, số sạp kinh doanh,… Ứng dụng TE – FOOD tương thích cả 3 hệ điều hành IOS, Windows, Android, và hoàn toàn miễn phí. Cách làm này giúp người tiêu dùng dễ dàng sử dụng mọi lúc, mọi nơi, chưa kể dễ dàng tìm kiếm các điểm phân phối thịt an toàn, do được tích hợp trên bản đồ số.

Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Phó giám đốc Sở Công thương TP HCM cho biết, ứng dụng TE – FOOD của Công ty TNHH chế tạo máy và dịch vụ công nghệ cao TE đã tạo ra một quy trình kiểm soát, truy xuất nguồn gốc sản phẩm thịt heo nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Quy trình này sử dụng nhiều công nghệ, như QR code, vòng nhận diện, tem điện tử, điện toán đám mây, mà các yếu tố này được điều hành bằng hệ thông công nghệ quản lý giao dịch, nhận dạng, vốn được sử dụng hơn một thập niên tại châu Âu. Toàn bộ thông tin được số hóa và đưa vào cơ sở dữ liệu với thời gian lưu trữ từ 5 - 10 năm nên không cần đến giấy tờ, thủ tục như trước kia và không thể giả mạo hay sao chép.

Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cũng nhận định ứng dụng TE – FOOD là một giải pháp quản lý thông minh, tạo ra một cơ hội cho người chăn nuôi và doanh nghiệp tham gia xây dựng thương hiệu, phát triển bền vững và người tiêu dùng có cơ hội lựa chọn sản phẩm an toàn cho sức khỏe.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới