Hủy
Doanh Nghiệp

Mạng xã hội ảnh hưởng đến doanh nghiệp ra sao?

Diễm Quỳnh Thứ Sáu | 26/10/2018 10:38

Nhiều doanh nghiệp khi vấp phải những thông tin làm phương hại đến thương hiệu, uy tín lại thường phản ứng rất chậm dẫn đến không kiểm soát được diễn biến sự việc.

Không chỉ gây ảnh hưởng ở các chiến dịch tranh cử mạng xã hội còn có thể tác động tới sự sống còn của doanh nghiệp.
 

Mạng xã hội Việt có đủ lực thay thế Facebook?

Vì sao xin visa Mỹ phải khai lịch sử dùng mạng xã hội 5 năm?


Ảnh hưởng lớn đối với công việc kinh doanh của một doanh nghiệp

Giờ đây, các nhà hàng đang rất biết tận dụng tiềm năng của mạng xã hội như Instagram để tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng và từ đó kiếm doanh thu lớn cho việc kinh doanh của mình.

Chưa bao giờ, ngành dịch vụ nhà hàng lại có thể dễ dàng kiếm tiền đến như vậy. Cách thức nhanh nhất để trở nên thành công trong lĩnh vực này chưa chắc đã nằm ở khẩu vị món ăn được tạo ra mà món ăn đấy phải trông như thế nào trong mỗi bức ảnh.

Tuy nhiên, không phải nhà hàng nào cũng biết cách tìm ra góc đẹp của món ăn mình làm ra, thế nên sự giúp sức đến từ các công ty chuyên về thiết kế là điều cần thiết. Nếu bắt mắt, khách hàng chụp ảnh trải nghiệm thưởng thức đồ ăn tại nhà hàng với những vật dụng được đầu tư thiết kế như gói đường hay cốc uống nước… Instagram quả thực là một nhân tố có sức ảnh hưởng lớn đối với công việc kinh doanh của một doanh nghiệp.

Theo trang đánh giá xếp hạng nhà hàng Zagat, có tới 75% người dùng cho biết họ lựa chọn một nhà hàng chỉ dựa vào những bức ảnh trên mạng xã hội, 60% thừa nhận họ thường xuyên tìm kiếm các địa chỉ ăn uống trên này. Tuy nhiên, phần lớn những món ăn gây sốt mạng xã hội được cho rằng không ngon như kỳ vọng.

Từ việc phải đầu tư trong giai đoạn nấu nướng ban đầu, cho đến việc xây dựng cả một chiến lược quảng bá, phát tán ảnh lên mạng xã hội, có thể nói phía sau mỗi món ăn phổ biến là cả một nghệ thuật sắp đặt.

Mang xa hoi anh huong den doanh nghiep ra sao?
 

Con dao hai lưỡi đối với doanh nghiệp

Ngày càng nhiều người dùng thích sử dụng mạng xã hội để trút sự tức giận của họ về chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp. Những câu chuyện than phiền về chất lượng mạng di động, về cách tính cước không minh bạch của nhà mạng được đưa lên các trang mạng xã hội và ngay lập tức nhận được sự đồng tình (like) hay chia sẻ (share) của cộng đồng, từ đó lan truyền với tốc độ chóng mặt.

Một ví dụ điển hình là bài học đắt giá của Johnson & Johnson (JNJ) vào năm 2008, khi thương hiệu này tung lên mạng một đoạn video quảng cáo cho sản phẩm giảm đau Motrin. Ngay lập tức, công ty này đã phải hứng chịu những phản ứng dữ dội và những lời bình đầy giận dữ từ các bà mẹ trong thế giới blog, rằng đó là một quảng cáo phản cảm, rằng JNJ đã quá cẩu thả khi không nghiên cứu kỹ đối tượng người dùng trước khi quảng bá sản phẩm. Sau đó JNJ buộc phải lên tiếng xin lỗi công chúng.

Tại Việt Nam gần đây là vụ clip quảng cáo “lấy nước mắt” người xem của Mì Gấu đỏ. Đông đảo người dùng trên các trang mạng xã hội Việt Nam đã cho rằng Mì Gấu đỏ kiếm tiền dựa trên lòng trắc ẩn của khách hàng. Sau đó là một cuộc vận động tẩy chay thương hiệu mì gói này khỏi thị trường Việt Nam.

Mang xa hoi anh huong den doanh nghiep ra sao?
Thông tin về một dịch vụ, chất lượng sản phẩm có thể lan truyền dễ dàng và nhanh chóng trong cộng đồng mạng thông qua từng người dùng và mạng lưới bạn bè của họ.

Trước đó, chắc hẳn những fan bóng đá không thể quên đoạn quảng cáo “vô duyên” của máy lọc nước Kangaroo với âm thanh chói tai, được lặp đi lặp lại nhiều lần trong lúc các fan hâm mộ bóng đá châu Âu đang nóng lòng chờ đợi hiệp 2 căng thẳng của trận chung kết C1 năm 2011. Và chỉ trong đêm hôm đó, trên khắp các trang mạng xuất hiện những đoạn chế, thay vì thông điệp “Máy lọc nước hàng đầu Việt Nam”, nhiều bạn trẻ đã đổi thành “Máy chọc tức hàng đầu Việt Nam” và kêu gọi nhau ngừng sử dụng sản phẩm này…

Câu chuyện người dùng cùng nhau mổ xẻ uy tín của một doanh nghiệp có thể chia thành hai loại phổ biến. Thứ nhất, một số người kỳ vọng về trải nghiệm tốt với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, nhưng trên thực tế, họ lại phải hứng chịu chất lượng tồi tệ và vì vậy chỉ muốn trút bỏ nỗi bực dọc và tìm kiếm một giải pháp thay thế.

Thứ hai, một số người chủ động sử dụng mạng truyền thông để thuyết phục những người khác không hợp tác với doanh nghiệp nào đó. Nhiều doanh nghiệp khi vấp phải những thông tin làm phương hại đến thương hiệu, uy tín lại thường phản ứng rất chậm dẫn đến không kiểm soát được diễn biến sự việc.

Nguồn Havard Bussiness Review


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới