Hủy

Người Châu Âu đang chết dần chết mòn vì uống rượu?

Thứ Tư | 05/07/2017 16:44

independent.ie

Phần lớn mọi người không biết uống rượu là một yếu tố gây ung thư. Tuy nhiên, bằng chứng dịch tễ học đã chứng minh rõ ràng về mối liên quan này
 

Theo báo cáo của một tổ chức phi lợi nhuận là Hiệp hội Chuyên khoa Tiêu hóa Châu Âu (United European Gastroenterology), trung bình một người Châu Âu uống từ 1 đến 4 ly rượu/ngày. Đây được cho là mức "vừa phải", nhưng vẫn làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng và thực quản.

Giáo sư Helena Cortez-Pinto, bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa tại Bệnh viện Universitário de Santa Maria ở Lisbon, nói rằng: "Phần lớn mọi người không biết rượu là một yếu tố nguy cơ đối với những loại ung thư này. Tuy nhiên, bằng chứng dịch tễ học đã chứng minh rõ ràng về mối liên quan này."

Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho thấy rằng người châu Âu uống rượu nhiều hơn người ở bất cứ châu lục nào khác, trung bình là 11,2 lít cồn mỗi năm - tương đương gần 2 ly/ngày.

Người Mỹ uống rượu ít hơn 20% so với người châu Âu, trong khi người  Châu Phi chỉ uống rượu bằng phân nửa so với người dân cựu lục địa. 20% số người châu Âu trên 15 tuổi uống "rất nhiều" - hơn 4 ly - ít nhất mỗi tuần một lần.

Nguoi Chau Au dang chet dan chet mon vi uong ruou?
Lượng tiêu thụ đồ uống có cồn của những người trên 15 tuổi tại các nơi trên thế giới. Ảnh: Bloomberg

Hiệp hội Ung thư Mỹ đã ủng hộ những phát hiện của báo cáo, và website của hiệp hội này khuyên nên "uống rượu không quá 2 ly/ngày đối với nam giới, và 1 ly/ngày cho phụ nữ có thể có nhiều lợi ích về sức khoẻ, bao gồm giảm nguy cơ ung thư trực tràng".

Theo một báo cáo của WHO từ năm 2014, gần 1/4 số ca tử vong do các bệnh về đường tiêu hóa có thể là do uống rượu.

Richard Gardner, giám đốc điều hành của Hiệp hội Tiêu hóa Anh cho biết: "Có những tác động gây ung thư từ rượu, chủ yếu ảnh hưởng đến đường tiêu hóa“. Theo WHO, các trường hợp ung thư mới dự kiến ​​sẽ tăng từ 14 triệu năm 2012 lên 22 triệu vào năm 2030. Đồng thời, tổ chức này cũng tin rằng số ca tử vong hàng năm do ung thư cũng dự kiến ​​sẽ tăng từ 8,2 đến 13 triệu.

Markus Peck, chủ nhiệm khoa tiêu hóa, gan, nội tiết và thận ở Bệnh viện Klinikum Klagenfurt ở Áo, cho biết: "Các chính sách như áp giá sàn cho bia rượu và xiết chặt lại việc buôn bán rượu cần được thực hiện ngay để ngăn ngừa nhiều tổn thất nhân mạng trong tương lai.”

Nguoi Chau Au dang chet dan chet mon vi uong ruou?
Người dân Lithuania uống rượu nhiều nhất Châu Âu, với tần suất 3,2 ly/ngày. Ảnh: Bloomberg

Người dân Lithuania là những người nghiện rượu nặng nhất châu Âu với tần suất tiêu thụ 3,2 ly đồ uống có cồn mỗi ngày, hoặc 18,2 lít đồ uống có cồn/người mỗi năm. Con số này tại Mỹ chỉ là 1,6 ly/ngày.

Chính phủ Lithuania gần đây đã thông qua những cải cách sâu rộng về luật buôn bán rượu, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2018. Nước này sẽ cấm quảng cáo rượu, nâng độ tuổi cho phép uống rượu từ 18 tuổi lên 20 tuổi, và cấm bán rượu trong khoảng thời gian từ 8 giờ tối tới 10 giờ sáng.

Một công dân Lithuania là cô Egle Leskauskaite (17 tuổi) sẽ phải chờ đến tháng 7/2020 để được phép uống rượu, và cô nói rằng việc này sẽ khiến hoạt động buôn bán rượu bất hợp pháp bùng nổ.

Cô nói thêm: "Điều luật này chỉ gây ra phiền toái, bởi vì nó sẽ không khiến người Lithuania ngừng uống rượu. Nếu mọi người muốn uống, họ sẽ tìm ra được cách để mua".

Quỳnh Như

Nguồn Bloomberg


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới