Hủy
Thế giới

Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung có thực sự hạ nhiệt?

Mạnh Đức Thứ Ba | 06/11/2018 08:45

Khi Tổng thống Trump cho biết ông đã có một cuộc trò chuyện “dài và rất tốt” với ông Tập về vấn đề thương mại, khiến thế giới hy vọng...
 

Chưa hạ nhiệt

Câu trả lời là căng thẳng chưa thực sự hạ nhiệt. Lời giải thích cho sự dịu giọng lần này của ông Trump ít có liên quan đến tình trạng của các cuộc thương lượng thương mại, mà đa phần nó liên quan đến các tính toán về chính trị trong nước của ông Trump, chủ yếu là ở các bang phụ thuộc nhiều vào thương mại, ví dụ như bang Indiana.

Bốn ngày trước khi diễn ra cuộc bầu cử giữa kỳ, ông Trump đang cố gắng làm dịu sự sợ hãi về một cuộc chiến thương mại kéo dài với Trung Quốc. Thông điệp của ông có thể gây tiếng vang ở bang Indiana, bang sản xuất thép lớn nhất nước Mỹ đồng thời cũng là quê hương của các nông dân trồng đậu nành, những người đã bị tổn thương trong việc áp thuế quan trả đũa của Trung Quốc nhắm vào nông nghiệp Mỹ.

Khi trả lời các phóng viên tại Nhà Trắng, ông Trump cho biết đang có các cuộc trao đổi tốt với Trung Quốc. Ông cũng cho biết: “Chúng ta đang tiến rất gần đến việc đạt được một điều gì đó. Họ (Trung Quốc) đang rất muốn có một thỏa thuận".

Sự lạc quan của ông Trump trái ngược với các nhà cố vấn của ông. Họ cho biết không có gì thay đổi với Bắc Kinh. Nhưng họ cho rằng sự lạc quan này cũng cổ vũ cho các nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường đang chán nản vì một cuộc chiến thương mại. Các nhà phân tích cũng cho rằng nó sẽ xoa dịu nông dân và công nhân của vùng Trung Tây nước Mỹ.

Cuộc đối đầu thương mại với Trung Quốc cũng đã làm lỡ thời cơ của bang Indiana, đem lại lợi ích cho một số người nhưng cũng gây thiệt hại cho số khác. Các nhà máy thép ở phía bắc đang phát triển vì thuế quan của ông Trump đánh vào Trung Quốc và các nước xuất khẩu thép khác. Trong khi đó, các nông dân trồng đậu nành lại gặp khó khăn vì các loại thuế quan trả đũa của Trung Quốc.

Tuy nhiên, cuộc điện đàm của ông Trump với ông Tập có vẻ chẳng đem lại tiến bộ nào trong quá trình thương lượng kinh tế. Các cuộc nói chuyện đã tạm dừng trong nhiều tuần lễ liền, các quan chức cho biết họ không kỳ vọng vào sự tiến triển nào ít nhất là đến khi hai ông Trump và Tập gặp nhau, rất có thể là vào hội nghị G20 ở Buenos Aires vào tháng sau.

Trưởng ban Cố vấn Tài chính của ông Trump, ông Larry Kudlow đã bác bỏ các báo cáo cho rằng ông Trump đã ra lệnh cho chính phủ soạn thảo một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc. Ông Kudlow cho biết trong một phỏng vấn với đài CNBC: “Chúng tôi đang làm mọi việc bình thường, theo quy trình có sẵn. Chúng ta không phải đang ở bên bờ của một thỏa thuận".

Tuy nhiên, sau nhiều tuần cảnh báo rằng Trung Quốc chưa sẵn sàng để thương thảo các vấn đề thương mại với Mỹ, ông Trump đã thực hiện cuộc gọi mang tính hòa giải với ông Tập, trái ngược với con người ông xưa nay; cuộc gọi này vừa lâu và còn do ông là người gọi đến.

Còn nhiều bất đồng

Dù vậy, các quan chức chính phủ đã cảnh báo hố sâu ngăn cách hai nước bao gồm nhiều vấn đề, trong đó có tiếp cận thị trường và Trung Quốc ăn cắp công nghệ của các công ty Mỹ. Bất kỳ một thỏa thuận nào cũng đòi hỏi một cam kết từ phía Trung Quốc về các vấn đề này.

Trong một động thái thể hiện quyết tâm duy trì áp lực, Bộ Tư pháp Mỹ tuần trước có hành động pháp lý chống lại hai công ty trụ sở tại Trung Quốc đại lục và Đài Loan, cáo buộc họ ăn cắp bí mật thương mại từ công ty công nghệ của Mỹ Micron Technology.

Chính quyền của ông Trump cũng đang bị chia rẽ nội bộ giữa phe muốn cứng rắn với Trung Quốc, liên minh với các quốc gia Liên minh châu Âu EU và đối tác thương mại khác và một phe là muốn đưa ra một thỏa thuận nào đó.

→Chính quyền Trump đang soạn thảo thỏa thuận với Trung Quốc?

→Thế giới theo sát cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ

Trong những tháng gần đây, ông Trump đã đứng về phía phe cứng rắn, tuy nhiên ông cũng rất khó đoán, nhất là khi ông còn nhiều cân nhắc lựa chọn. Những người biết ông Trump cho biết gần đây ông được thúc đẩy bởi mong muốn cung cấp một liều thuốc cho thị trường, trong bối cảnh chỉ còn vài ngày nữa là cử tri đã đi bầu giữa kỳ.

Người Trung Quốc cũng đang tìm cách tháo ngòi tình huống này khi mà nền kinh tế và nội tệ của họ đã có dấu hiệu suy yếu. Nhưng Trung Quốc cũng vẫn còn bối rối vì ông Trump, đặc biệt là gần đây ông đã tuyên bố là Trung Quốc muốn can thiệp vào cuộc bầu cữ giữa kỳ ở Mỹ, và nước này vẫn cảm thấy khó chịu vì ông Trump đã bãi bỏ thỏa thuận về thép được thương thảo hồi năm trước bởi chính thư ký thương mại của ông, ông Willbur L. Ross.

Ông Craig Allen, Chủ tịch Hội đồng thương mại Mỹ - Trung, tổ chức đại diện cho hơn 200 công ty có quan hệ làm ăn với Trung Quốc, cho biết tinh thần dân tộc của Trung Quốc sẽ khiến “bất kỳ lãnh đạo nào của Trung Quốc cũng sẽ khó chấp nhận bất kì một thỏa thuận nào ngoài một thỏa thuận ngang hàng”.

Nguồn NYT


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới