Hủy
Thế giới

Đổ vỡ niềm tin tại thị trường đang phát triển

Bá Ước Thứ Sáu | 07/09/2018 08:20

Những đợt giảm giá xảy ra liên tục và kéo dài đang làm xói mòn niềm tin của giới đầu tư toàn cầu.
 

Đổ vỡ niềm tin

Cơn biến động năm nay tại các thị trường mới nổi đã kéo dài quá lâu khiến những nhà bán khống cuồng nhiệt nhất cũng phải ngạc nhiên. Dù không phải là một trong bảy vụ bán tháo lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, nhưng nó đã gây ra xáo trộn lớn tại các thị trường đang phát triển.

Phạm vi của đà giảm giá đang khiến một số nhà chiến lược cho rằng sụt giảm không chỉ là phản ứng tức thời với lãi suất của Mỹ tăng lên cao hơn hay cuộc chiến thương mại đang diễn ra. Đây trở thành một cuộc khủng hoảng chính thức về niềm tin cho các nhà đầu tư ở các quốc gia đang phát triển.

Do vo niem tin tai thi truong dang phat trien
Mức suy giảm của cổ phiếu (màu đen), tiền tệ (màu cam) và trái phiếu (màu xanh) từ những cuộc khủng hoảng sự kiện tiêu cực trong quá khứ

Bán khống, bán tháo dữ dội thường dẫn đến những đợt hồi phục ngắn, mãnh liệt, làm cho nhà đầu tư lầm tưởng về sự bền vững của thị trường. Đó là những gì đã xảy ra nhiều lần trong năm 2016 và 2017.

Nhưng đợt sự suy giảm đã kéo dài lâu và chỉ ra những vết nứt gãy. Xu hướng giảm kéo dài ảnh hưởng đến hợp đồng tương lai và quyền chọn, buộc các nhà đầu tư phải chịu lỗ. Họ cũng tăng tài sản đảm bảo dưới hình thức tăng ký quỹ, lấy bớt nguồn vốn đưa ra các quyết định giao dịch khác. Một đợt bán tháo dài hơn khiến nhà đầu tư  ngày một e dè việc tránh "bắt những con dao rơi". 

Các thị trường mới nổi đã ở trong tình cảnh này trước đây. Từ năm 2013 đến năm 2015, chúng trở nên kém hiệu quả vì một loạt các cú sốc, bao gồm kế hoạch của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ giảm kích thích và sự tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc, hạn chế bất kỳ sự phục hồi tiềm năng nào.

Sự khác biệt lần này là sự thiếu vắng của khả năng phục hồi tạm thời. Thị trường trở thành một cuộc thi giữa đồng USD và mọi thứ khác được định giá đồng tiền của Hoa Kỳ. Điều đó giúp giải thích lý do tại sao lại xảy ra đồng thời việc bán tài sản thiên đường như vàng và tài sản thị trường mới nổi có rủi ro hơn.

"Lời khuyên của nhà đầu tư giàu kinh nghiệm là bạn kiếm được nhiều tiền nhất khi bạn có một cái nhìn trái ngược", Tony Hann, một người quản lý tiền tại Blackfriars Asset Management ở London nói. "Nhưng bạn phải thực sự can đảm để mua trong một thị trường như thế này."

Do vo niem tin tai thi truong dang phat trien
Chỉ số tiền tệ các nước mới nổi giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5.2017.

Lập luận của các nhà đầu tư kỳ cựu về sự lây lan

Các nhà đầu tư và chiến lược gia từ JPMorgan Chase & Co. đến BlackRock lập luận về sự lây lan như thế này: trong khi nhóm tài sản có thể tạo ra giá trị trong dài hạn, nhà đầu tư sẽ bán cổ phần tương đối an toàn để bù lỗ ở các thị trường dễ bị tổn thương hơn hoặc tệ hơn, đối xử với tất cả các thị trường mới nổi như nhau và bán bừa bãi. Một tâm lý bầy đàn đã ngự trị, có nghĩa là bất kể rủi ro tương đối và lợi nhuận tiềm năng ở các quốc gia riêng lẻ như thế nào, các nhà đầu tư chọn mua có nguy cơ lãnh đủ.

Căng thẳng thương mại toàn cầu, đồng mạnh lên và triển vọng tăng lãi suất của Mỹ khiến danh mục đầu tư chảy khỏi các thị trường mới nổi, giảm xuống 2,2 tỷ USD trong tháng 8 từ 13,7 tỷ USD trong tháng 7, theo Viện Tài chính Quốc tế tại Washington.

“Đó không phải là một câu chuyện hay cho các thị trường mới nổi”, Anastasia Amoroso, một nhà chiến lược đầu tư toàn cầu tại JPMorgan ở New York, cho biết trên Bloomberg TV. "Khi cuộc chiến tranh thương mại vẫn còn ở phía trước và là trung tâm và FED đang nâng lãi suất với tốc độ nhanh hơn so với phần còn lại của thế giới, tôi nghĩ rằng chúng ta đang ở trong một môi trường thuận lợi cho một đồng USD mạnh hơn".

Nguồn Bloomberg


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới