Hủy
Thế giới

Liệu tương lai của kinh tế thế giới có thực sự nằm ở châu Á?

Bá Ước Thứ Năm | 14/03/2019 17:26

Ảnh: WEF.

Từ trước đến nay, chúng ta đã được nghe nhiều về quan điểm tương lai của kinh tế thế giới sẽ nằm ở châu Á.
 

Quan điểm này được lặp lại trong cuốn sách "Tương lai là châu Á" của ông Parag Khanna, do một nhà tư vấn địa chính trị có trụ sở tại Singapore.

Trong một chương giới thiệu, mang tên "Châu Á trước tiên", ông Khanna tuyên bố rằng nhờ sự tăng trưởng về dân số, kinh tế và kỹ năng công nghệ, châu Á đang dần thiết lập lại vai trò ưu việt trong các vấn đề toàn cầu. "Người châu Á một lần nữa coi mình là trung tâm của thế giới – và là tương lai của thế giới", ông viết.

Tuy nhiên ông Joe Zhang (*), cựu kinh tế gia trưởng của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và là chủ tịch của dịch vụ thanh toán Smartpay tại Trung Quốc, lại đặt ra câu hỏi tương lai của kinh tế thế giới có thực sự nằm ở châu Á hay không? Ông Joe dẫn chứng rằng Khanna không giải thích được tại sao hàng tỉ người châu Á chắc chắn phải trở nên thịnh vượng.

Thật vậy, dân số đông đúc châu Á có thể được coi là một gánh nặng to lớn đối với môi trường và thị trường lao động. Điều này đặc biệt đúng với những tiến bộ công nghệ trong Trí tuệ Nhân tạo và các lĩnh vực khác có thể lấy đi nhiều việc làm hơn so với chúng tạo ra.

Lieu tuong lai cua kinh te the gioi co thuc su nam o chau A?

Liệu hàng tỉ người châu Á sẽ thất nghiệp hoặc không tìm được việc làm vì tự động hóa? Liệu tình trạng thiếu nước nghiêm trọng và các nhu yếu phẩm khác có khả năng xuất hiện trong khu vực trong nhiều thập kỷ tới?  Đây là những điểm cần được giải quyết.

Hơn nữa, tương lai của thế giới là châu Á cũng có nghĩa là nó không phải là của nước Mỹ. Nhưng sự thống trị của Mỹ có phai nhạt trong thế kỷ 21 không?

Mỹ đã hồi phục từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhanh hơn các quốc gia khác bao gồm cả Trung Quốc và nền kinh tế của nước này tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Không còn nghi ngờ gì nữa, Mỹ vẫn là điểm đến hấp dẫn nhất đối với những người trẻ tuổi và đầy tham vọng của thế giới, bao gồm cả những người đến từ châu Á.

Lieu tuong lai cua kinh te the gioi co thuc su nam o chau A?

Mặt khác, xuất phát từ khủng hoảng tài chính tế giới năm 2018, Trung Quốc đã tung ra những kích thích tài chính và tiền tệ lớn tạo ra tình trạng dư thừa công nghiệp nghiêm trọng và các khoản nợ không thể thu hồi được. Ngày nay, dư nợ tín dụng của Trung Quốc lớn hơn so với Mỹ và Châu Âu cộng lại mặc dù nền kinh tế nhỏ hơn nhiều.

Để tương lai của thế giới thực sự là châu Á, trước tiên ông Joe cho biết chúng ta sẽ phải thấy một sự cải thiện rất đáng kể trong hoạt động kinh tế của khu vực này.

Trung Quốc đang ủng hộ các cải cách kinh tế rất cần thiết và đang phải vật lộn với hệ lụy của một lực lượng lao động đang già đi nhanh chóng. Nhật Bản phải quen dần với một nền kinh tế già nua, rụt rè và trưởng thành. Ấn Độ thì hứa hẹn hơn, nhưng dân số trẻ cũng là một thách thức của thị trường lao động.

Lieu tuong lai cua kinh te the gioi co thuc su nam o chau A?

Nga đang xoay trục sang châu Á nhưng chỉ một chút thôi vì mối quan hệ kinh tế và văn hóa với châu Á vẫn còn yếu hơn nhiều so với quan hệ với châu Âu.

Ông Joe cho rằng Khanna và những người cực kỳ lạc quan khác thường quá lạc quan, đặc biệt là về triển vọng tăng trưởng kinh tế của châu Á. Ngay cả sự chậm lại rõ ràng của Trung Quốc, và những vấn đề kéo theo, cũng được biến thành tích cực trong quan điểm của họ.

Khanna viết: "Việc tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm tốc không ảnh hưởng nhiều đến câu chuyện của châu Á. Khi Trung Quốc giảm tốc, những người khác đang tăng tốc." Ông mô tả Đông Nam Á là động lực tăng trưởng khu vực mới, ông nói thêm, "5 tỷ người châu Á có một làn sóng tăng trưởng dài hơn - và lớn hơn - phía trước so với những gì họ đã trải qua cho đến nay."

Ông Joe cho rằng điều này là phi lí. Châu Á vẫn đầy rẫy nạn tham nhũng và chủ nghĩa thân hữu. Điều đó làm suy yếu khả năng làm tăng hiệu quả nền kinh tế trên diện rộng.

Kết luận ông Joe cho biết mình lạc quan về tương lai của châu Á, nhưng sự lạc quan cần phải được nhìn dưới lăng kính thực dụng.

(*)Ông Joe cũng là tác giả của cuốn sách “Inside China’s Shadow Banking: The Next Subprime Crisis?”(tạm dịch là Bên trong “hệ thống ngân hàng ngầm” của Trung Quốc: Cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn tiếp theo?)

Nguồn Nikkei Asian Review


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới