Hủy
Thế giới

Nền kinh tế của Venezuela tiếp tục rơi tự do

Trang Lê Thứ Sáu | 11/01/2019 14:50

Nguồn: Viện Brooking

Tình trạng siêu lạm phát, bị cắt điện, thiếu thực phẩm, thuốc men đã khiến hàng triệu người Venezuela bỏ đất nước ra đi.
 

Điều gì đang xảy ra tại Venezuela?

Có thể nói vấn đề lớn nhất mà người dân Venezuela đang phải đối diện với cuộc sống hàng ngày là tình trạng siêu lạm phát. Điều đó có nghĩa là chi phí cho mọi thứ, từ thức ăn thực phẩm cho tới các hóa đơn, đều tăng chóng mặt, trong lúc đồng tiền tiếp tục mất giá.

Theo một nghiên cứu do Quốc hội, hiện do phe đối lập kiểm soát, đưa ra, thì tỷ lệ lạm phát hàng năm của Venezuela đạt mức khủng khiếp 1.300.000% trong 12 tháng, tính đến 11.2018. 

Nen kinh te cua Venezuela tiep tuc roi tu do
Theo Miami tờ Herald, giá một phần bánh mỳ kẹp thịt, món ăn truyền thống trong dịp Giáng Sinh - thì có giá cao hơn một tháng lương tối thiểu trong 12.2018.

Đến cuối năm 2018, giá cả cứ 19 ngày lại tăng gấp đôi. Điều này khiến nhiều người dân Venezuela chật vật, phải vật lộn trong việc trang trải cho các sinh hoạt hết sức căn bản như thực phẩm và đồ vệ sinh cá nhân. Venezuela lẽ ra phải là một quốc gia giàu có bởi nước này có những nguồn trữ lượng dầu lửa lớn nhất thế giới. 

Thế nhưng việc dựa quá nhiều vào dầu, chiếm khoảng 95% thu nhập xuất khẩu của nước này khiến cho đất nước trở nên mất an toàn khi giá dầu tụt mạnh vào năm 2014.

Điều đó có nghĩa là Venezuela phải đối diện với tình trạng thiếu ngoại tệ, dẫn tới việc gặp khó khăn khi muốn nhập khẩu hàng hóa với khối lượng, mức độ như trước. Các mặt hàng nhập khẩu trở nên ngày càng khan hiếm. Kết quả là các công ty phải tăng giá, và lạm phát tăng lên.

Thêm vào nữa là việc chính phủ sẵn sàng in thêm tiền và đều đặn tăng mức lương tối thiểu nhằm tranh thủ sự ủng hộ của người nghèo ở Venezuela, dẫu cho số tiền họ nhận được nhanh chóng mất giá.

Chính phủ cũng ngày càng phải vật lộn duy trì uy tín tài chính sau khi nước này không chi trả được một số khoản trái phiếu chính phủ đã đáo hạn.

Với việc các chủ nợ khó có thể chấp nhận rủi ro để đầu tư vào Venezuela, chính phủ lại đi in thêm tiền, và điều đó càng khiến cho đồng tiền nước này mất giá thêm, và lạm phát càng tăng thêm.

Nen kinh te cua Venezuela tiep tuc roi tu do
Chính phủ Venezuela có một lượng ủng hộ viên trung thành, đồng tình với các biện pháp kinh tế mới của chính phủ

Chính phủ quyết định tung ra một loại tiền mới, gọi là "đồng bolivar chủ quyền", theo đó bỏ đi năm số 0 đằng sau "đồng bolivar mạnh mẽ", và liên hệ đồng tiền mới với petro, một loại tiền mã hóa (cryptocurrency) từ 8.2018.

Chính phủ cũng bắt đầu cho lưu hành tám loại tiền giấy mới, có mệnh giá 2, 5, 10, 20, 50, 100, 200 và 500 bolivar chủ quyền, cùng hai loại đồng tiền xu mới.

Bên cạnh đó là một số biện pháp mới, gồm: tăng lương tối thiểu lên 34 lần so với trước; hạn chế chính sách trợ giá hào phóng đối với nhiên liệu đối với những ai không có "căn cước Đất mẹ" và tăng VAT từ 4% lên 16%.

Hậu quả thế nào?

Đồng tiền tệ mới tiếp tục mất giá kể từ khi được tung ra, và mức lương tối thiểu lại tăng tiếp. Thêm nữa, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự đoán mức lạm phát có thể tăng lên tới 10.000.000% (mười triệu phần trăm) tính đến cuối năm 2019.

Hầu hết sự giận dữ đều nhắm vào chính phủ, vốn đã nắm quyền từ 1999, đầu tiên là dưới sự lãnh đạo của ông Hugo Chávez đã quá cố, và nay là ông Nicolás Maduro.

Ông Chávez điều hành vào lúc tại Venezuela có tình trạng bất bình đẳng to lớn; các chính sách mới được đưa ra áp dụng nhằm giúp người nghèo thay đổi tình thế.

Trong số này có những thứ như kiểm soát giá, là chính sách do Tổng thống Chávez đưa ra, nhằm khiến các mặt hàng căn bản có mức phải chăng hơn cho người nghèo. Giá cả được kiểm soát đối với các mặt hàng bột mỳ, dầu ăn và đồ vệ sinh cá nhân, và điều đó khiến một số ít các công ty Venezuela chuyên sản xuất những mặt hàng này trở nên kinh doanh không có lời.

Nen kinh te cua Venezuela tiep tuc roi tu do
Nhiều người dân Venezuela không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải bỏ ra nước ngoài. Ảnh: Reuter

Những người chỉ trích cũng nói chính sách kiểm soát ngoại tệ mà Tổng thống Chávez đưa ra hồi 2003 khiến cho việc buôn bán đô la trên thị trường chợ đen trở nên nhộn nhịp.

Những người khác thì đổ lỗi về các vấn đề Venezuela cho phe đối lập thù nghịch bên trong đất nước và "các lực lượng đế quốc" như Mỹ và quốc gia láng giềng Colombia.

Họ nói các lệnh trừng phạt của Mỹ khiến đất nước gặp khó khăn trong việc tái cơ cấu các khoản nợ.

Thường thì họ được hưởng lợi từ các chương trình xã hội của chính phủ, và nói rằng dù có thiếu thốn nhưng họ vẫn có đời sống tốt đẹp hơn so với trước khi ông Chávez lên nắm quyền, 1999.

Cũng một phần nhờ có lực lượng trung thành này mà Tổng thống Marudo được đủ phiếu bầu trong kỳ bầu cử 2018.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới