Hủy
Thế giới

Ngành thực phẩm Mỹ đang rơi vào hỗn loạn

DIễm Quỳnh Thứ Năm | 24/05/2018 15:20

Theo CNN, ngành hàng tiêu dùng thực phẩm Mỹ đang tụt lại phía sau. Viễn cảnh tồi tệ nhất trong 10 năm qua đang dần hiện ra.
 

Thực phẩm châu Á hút hàng ở Mỹ

Cá tra Việt Nam đã vượt qua kỳ kiểm tra đầu tiên của USDA


Ngành thực phẩm Mỹ đang chứng kiến một năm hỗn loạn. Các công ty thực phẩm và đồ uống hàng đầu của Mỹ như General Mills, Campbell Soup, Hershey và Pepsi đều thất bại trong việc thuyết phục các nhà đầu tư rằng họ có thể định hướng thị hiếu của người tiêu dùng. Vậy những thương hiệu mang tính biểu tượng của nước Mỹ vừa được nhắc tới đã để lộ yếu điểm gì?

Cạnh tranh với các thương hiệu trực tuyến

Sự hỗn loạn của thị trường thực phẩm bắt đầu từ việc năm 2018 chứng kiến mức tăng trưởng bán hàng thực phẩm chững lại, trong khi giá dầu, vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu, nhôm và thép trên đà tăng.

Trong quá khứ, vấn đề lạm phát không phải là chuyện khiến những thương hiệu này phải đau đầu bởi quy mô, chuỗi cung ứng và ngân sách quảng cáo khổng lồ tạo ra sức mạnh canh tranh và duy trì mức giá bán sản phẩm.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay không còn màu hồng. Theo tờ Wall Street Journal, các tên tuổi lớn không thể kiểm soát nhận thức của người tiêu dùng với quảng cáo truyền thống hay chỉ với sự xuất hiện của sản phẩm trên nhiều kệ hàng nữa. Theo giám đốc điều hành của Nestle, Internet đã mang đến số lượng vô hạn kệ trực tuyến, điển hình như Amazon. Các công ty nhỏ có thể dễ dàng thâm nhập thị trường trong thời đại kỹ thuật số.

Vì thế, thay vì phải bỏ ra số tiền khổng lồ, với chiến dịch quảng cáo trực tuyến sáng tạo, chi phí thấp, các thương hiệu nhỏ hoàn toàn có thể tiếp cận với lượng người tiêu dùng tiềm năng.

Nganh thuc pham My dang roi vao hon loan
 

Sự tăng trưởng của thương hiệu tư nhân giá rẻ

Bên cạnh đó, tờ Time trích dẫn chuyên gia cho rằng các công ty sản xuất thực phẩm Mỹ đang phải chịu áp lực lớn trong việc thích nghi với thị hiếu thay đổi của người dùng. Có 2 đối tượng chính: một là nhóm khá giả sẽ chuộng những loại thực phẩm tươi, tốt cho sức khỏe thay vì sản phẩm đóng hộp. Hai là những hộ gia đình mua sắm với một tiêu chí duy nhất là rẻ.

Ví như một gói bánh Oreo hơn 500 gram được bán với giá 3,68 USD (tương đương hơn 80.000 đồng) trong khi một gói bánh có khẩu vị tương tự của một hãng không tên tuổi được bán với giá 1,78 USD (tương đương chỉ hơn 40.000 đồng). Thế nên, sự tăng trưởng của thương hiệu tư nhân giá rẻ và các chuỗi cửa hàng giảm giá như Dollar General, Dollar Tree, và Aldi của Đức đã hạn chế thị phần của các hãng lớn.

Bên cạnh đó, nhằm mang đến sự thay đổi, các ông lớn trong ngành thực phẩm Mỹ đã tìm kiếm thương vụ mua lại đối thủ mới hơn để tăng doanh thu. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng việc bành trướng quy mô công ty không đủ để thúc đẩy kinh doanh.

Các ông lớn trong ngành thực phẩm Mỹ đang cố gắng định hình lại đội hình của họ và tìm kiếm thương vụ mua lại đối thủ mới hơn để tăng doanh thu. Trong năm qua, General Mills đã mua công ty thức ăn cho thú cưng Blue Buffalo với giá 8 tỉ USD. Campbell mua lại mảng kinh doanh đồ ăn nhẹ của Snyder’s-Lance với giá 5 tỉ USD và Hershey tiếp quản thương hiệu Amplify Snack Brands của SkinnyPop với giá 1,6 tỉ USD.

Song, chỉ riêng việc mua lại là không đủ để thúc đẩy kinh doanh. Mặt khác, nó cũng có thể làm tăng nợ công ty và ảnh hưởng đến lợi nhuận. Chưa kể ngành công nghiệp thực phẩm tiêu dùng Mỹ đang phải đối mặt với một thách thức nhức đầu khác, đó là lãi suất cao hơn, cổ phiếu ngành ít hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới