Hủy
Thế giới

Trừng phạt Iran và Nga, Mỹ muốn giành thị trường dầu thế giới?

Thanh Tùng Thứ Bảy | 11/08/2018 09:02

Cả Nga và Iran, những nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới,đều đang đối mặt với nhiều trở ngại trước các biện pháp trừng phạt của chính quyền Trump?
 

Một số nhà phân tích cho rằng Mỹ mới là nước "nắm" giá dầu chứ không phải là Nga, hay OPEC. Điều này có được là do kỹ thuật khoan dầu đá phiến bùng nổ từ năm 2014 tại xứ sở cờ hoa, vốn dẫn đến sự dư thừa nguồn cung dầu, và đẩy giá dầu xuống dưới 30 USD/thùng. Hiện nay, khi  Tổng thống Trump thực hiện chính sách "nước Mỹ trên hết", nền kinh tế số 1 thế giới, vốn trước đây được biết đến là nước nhập khẩu dầu, dường như đang muốn thống trị thị trường xuất khẩu dầu với những hành động trừng phạt lên những nước sản xuất dầu lớn của thế giới, Nga và Iran.

Trừng phạt Iran khiến Ấn Độ tăng mua dầu của Mỹ

Một trong những khách hàng dầu mỏ lớn nhất của Iran đang mua thêm dầu thô của Mỹ khi Tổng thống Donald Trump muốn chặn dòng thương mại năng lượng của quốc gia vùng Vịnh Ba Tư.

Nhà máy lọc dầu của Ấn Độ, Indian Oil, đã ký một hợp đồng mua dầu kỳ hạn mỗi tháng từ tháng 11 đến tháng 1, theo Giám đốc Tài chính Arun Kumar Sharma. Điều đó sẽ giúp tăng hơn gấp đôi số lượng hàng vận chuyển của công ty đến từ Mỹ trong năm nay so với năm tài chính trước.

Cam kết lớn hơn đối với dầu thô Mỹ có thể giúp Ấn Độ thoát khỏi gián đoạn nguồn cung khi các biện pháp trừng phạt dầu nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của cộng hòa Hồi giáo bắt đầu vào đầu tháng 11. Nó cũng cho phép các nhà sản xuất Mỹ xâm nhập vào người tiêu dùng dầu phát triển nhanh nhất, một thị trường hiện đang bị chi phối bởi các nhà cung cấp Trung Đông.

⇒Cú sốc giá dầu thứ ba?

Công ty dầu khí khổng lồ Exxon Mobil được cho là đang hướng các nhà máy tinh chế châu Á tới các giao dịch xuất khẩu dầu thô dài hạn của Mỹ trong một nỗ lực mở rộng phạm vi kinh doanh. Hợp đồng dài hạn - liên quan đến việc bán hàng hoá có chất lượng, khối lượng và giá nhất định trong khoảng thời gian nhất định từ 6 tháng đến nhiều năm - đối với dầu của Mỹ là không phổ biến và hầu hết các giao dịch được thực hiện ngay sau một lệnh cấm xuất khẩu kéo dài hàng thập kỷ đã được dỡ bỏ vào cuối năm 2015.

Trung phat Iran va Nga, My muon gianh thi truong dau the gioi?
Ấn Độ đang nhập rất nhiều dầu từ Iran.

Abhishek Kumar, một nhà phân tích năng lượng cao cấp tại Interfax Energy ở London cho biết: “Các hợp đồng dài hạn sẽ là trọng tâm của chiến lược của Mỹ. Điều đó đảm bảo Mỹ sẽ có khách hàng mua dầu trong trung hạn đến dài hạn."

Dầu thô Ấn Độ đã đồng ý mua 6 triệu thùng dầu thô của Mỹ thông qua đấu thầu kỳ hạn, đưa tổng lượng dầu thô Mỹ mà nước này mua lên 16 triệu thùng kể từ tháng 4. Điều là một sự tăng mạnh so với việc mua 6,6 triệu thùng trong năm trước đó từ nhà sản xuất đá phiến.

Trung phat Iran va Nga, My muon gianh thi truong dau the gioi?
Xuất khẩu dầu của Mỹ. Nguồn: Geopolitical Futures

Nhà máy lọc dầu lớn nhất của quốc gia này dự định tăng gần gấp đôi lượng dầu nhập khẩu từ Iran lên 7 triệu tấn trong năm tài chính bắt đầu vào tháng Tư. Nhưng việc ông Trump đẩy mạnh cô lập nước Cộng hòa Hồi giáo đang buộc nó phải chuẩn bị các kế hoạch thay thế. Ấn Độ dầu vẫn đang chờ hướng từ chính phủ của mình về nhập khẩu dầu thô Iran, Sharma nói.

Trừng phạt Nga đe dọa ngành khai thác dầu của xứ  Bạch Dương

⇒Kế hoạch "Siêu OPEC" có thể định hình lại trật tự dầu mỏ thế giới

Các biện pháp trừng phạt mới mà Mỹ áp đặt lên Nga có thể tạo ra nguy cơ tiềm năng sản xuất thô dài hạn của xứ sở Bạch Dương. Ngoài việc có thể giành bớt thị phần xuất khẩu dầu của Nga, việc cấm xuất khẩu một số mặt hàng và công nghệ "nhạy cảm" của Mỹ sẽ có hiệu lực vào cuối tháng này, có thể là một viên thuốc đắng cho các nhà sản xuất dầu mỏ Nga vì ngành công nghiệp 11 triệu thùng/ngày phụ thuộc rất nhiều vào các trang thiết lọc dầu ở nước ngoài. Hồi đầu tháng này, Nikolai Patrushev, Thư ký Hội đồng An ninh Nga và đồng minh thân cận của Tổng thống Vladimir Putin, gọi là sự phụ thuộc "một vấn đề nghiêm trọng", được trích dẫn bởi Interfax.

Trung phat Iran va Nga, My muon gianh thi truong dau the gioi?
 

Nếu các biện pháp trừng phạt mới ảnh hưởng trực tiếp đến ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt của Nga, nó có thể có tác động đáng kể, đặc biệt là nếu người châu Âu ủng hộ hình phạt, theo Dmitry Marinchenko, giám đốc dầu khí tại Fitch Ratings.

"Các dự án LNG, nhà máy lọc dầu và hóa dầu mới có thể đang bị đe dọa", Marinchenko cho biết, vì thiết bị của Nga và Trung Quốc có thể không phải là phương án thay thế cho các sản phẩm của Mỹ và châu Âu. "Sản xuất dầu có thể bị ảnh hưởng trên các dự án phức tạp hơn."

Có thể mất đến 5 năm để các công ty dầu mỏ của Nga chuyển sang sử dụng thiết bị châu Á và địa phương, trong khi đối với các nhà máy lọc dầu và nhà sản xuất khí thì khung thời gian ít nhất 7 năm, Marinchenko ước tính.

Andrey Polischuk, chuyên gia phân tích năng lượng của Raiffeisen Centrobank tại Moscow, cho biết: “Các công ty dầu mỏ của Nga đã thay thế thành công các thiết bị ngoại quốc khá phức tạp, vấn đề là sản xuất hàng loạt. Đó có thể là một thách thức trong dài hạn, vì ngành công nghiệp sẽ cần một loạt các nhà sản xuất thiết bị mới khi nhu cầu của một số công ty dầu lớn nhất thế giới (tại Nga) là rất lớn)".

Tuy nhiên, việc không thể xuất khẩu dầu sang Mỹ chỉ là một vấn đề nhỏ so với việc mất đi thị phần tại  châu Á và châu Âu. Hàng ngày, Nga xuất khẩu hơn 5 triệu thùng dầu và khí ngưng tụ, chủ yếu sang thị trường châu Á và châu Âu.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới