Hủy
Thế giới

Vì sao "Áo Vàng" nổi loạn ở nước Pháp?

Mạnh Đức Thứ Hai | 10/12/2018 08:34

Tổng thống Macron đang gặp phải thách thức lớn nhất kể từ khi nắm quyền.

Giới phân tích cho rằng vấn đề của vị Tổng thống Pháp là cách thể hiện hơn là chính sách.
 

Tổng thống của người giàu

Năm ngoái, Emmanuel Macron lên nắm quyền với nhiệm vụ cải tổ nước Pháp. Tuần này, nước Pháp có vẻ không thể cải tổ được. Đường phố ở Paris đầy những chiếc xe bị cháy và kính từ các cửa sổ bị đập vỡ. Nhiều nơi vùng nông thôn bị tê liệt, vì những người biểu tình áo vàng cản trở đường và phong tỏa kho chứa nhiên liệu.

Theo phân tích của các chuyên gia The Economist, thay đổi chính sách đột ngột đang khiến ông Macron trông cũng không tốt hơn là mấy so với những người tiền nhiệm gần đây của ông, những người đã cố gắng thay đổi một trong những quốc gia khó chịu nhất.

Khi đảng non trẻ của ông đã giành được đa số nghị viện, cuộc cách mạng Macron dường như không thể ngăn cản. Ông nhanh chóng thông qua các cải cách cần thiết từ lâu để làm cho thị trường lao động linh hoạt hơn, làm việc với các công đoàn ôn hòa và đối mặt với những người khó tính. Cải cách giáo dục của ông đã đưa ra các lớp học nhỏ hơn ở các khu vực nghèo. Ngân sách đã được chỉnh lại, đáp ứng giới hạn thâm hụt Maastricht là 3% GDP lần đầu tiên kể từ năm 2007.

Tuy nhiên, trong quá trình điều hành đất nước, ông Macron quên rằng một tổng thống Pháp không phải là một vị thần cũng không phải là vị quân chủ mà chỉ là một chính trị gia trong một nền dân chủ đòi hỏi phải có sự đồng thuận liên tục. Sự ngạo mạn của ông đã dẫn đến một loạt những sai lầm nhỏ nhưng tàn phá hình cá nhân của ông, ông tỏ vẻ không hài lòng vì một thiếu niên đã gọi ông là “Manu” (cách gọi ngắn của Emmanuel - tên của ông), thay vì Ngài Tổng thống, Ông cũng từng gây ra cơn thịnh nộ khi gọi những người phản đối cải cách lao động của ông là "những kẻ lười biếng".

Vi sao
Tỉ lệ ủng hộ các đời tổng thống Pháp. Nguồn Economist.

Ông Macron dường như cũng quên rằng, trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử năm ngoái, 48% cử tri đã không hài lòng đến mức họ ủng hộ những kẻ cực đoan: Marine Le Pen phe cánh hữu, Jean-Luc Mélenchon ở phe cánh tả. Những cử tri đó đã không biến mất. Vì vậy, thật không khôn ngoan khi tân tổng thống đối đầu với những người cánh tả một cách bất cẩn.

Một trong những động thái đầu tiên của ông là cắt giảm thuế tài sản. Thuế tài sản cũ là không hiệu quả. Nhưng việc loại bỏ nó nên đi song song với sự giúp đỡ nhiều hơn cho những người khó khăn. Tương tự như vậy, thuế tăng lên đối với động cơ diesel là một chính sách xanh, nhưng ông nên chú ý nhiều hơn đến những người mà những mức thuế này làm tổn thương nhiều nhất, những người dân nông thôn đang gặp khó khăn cần phải lái xe đi làm. Và điều tồi tệ nhất với Macron khi ông là “tổng thống của người giàu”.

Nhiều người Pháp tin điều này, có lẽ đó là lý do tại sao khoảng 75% nói rằng họ ủng hộ những người biểu tình áo vàng. Giống như chiến dịch bầu cử của ông Macron, những người biểu tình được tổ chức thông qua phương tiện truyền thông xã hội. Nhưng họ lại không có người lãnh đạo, không có chương trình nghị sự và vì thế là không thể thương lượng.

→Bạo động "Áo Vàng" lan rộng tại Pháp

→Áo Vàng cản trở cải cách kinh tế của nước Pháp

Ông Macron bây giờ sẽ hy vọng rằng quyết định của ông, vào ngày 5.12, về việc hủy bỏ tăng thuế diesel trong năm 2019, sẽ hạ nhiệt cuộc xung đột. Điều này dường như không thể xảy ra, các cuộc biểu tình một phần có sự tham dự của những kẻ cực đoan côn đồ nổi loạn. Nhiều người biểu tình ôn hòa cũng đang yêu cầu ông Macron, từ chức, hoặc một quốc hội mới. Và một đợt gia tăng thuế diesel trước đó có hiệu lực vào tháng 1 năm ngoái, vẫn chưa được rút lại.

Phải thay đổi

Cũng theoThe Economist, phản ứng của chính phủ có thể phản tác dụng khủng khiếp và không đủ hạ nhiệt các cuộc biểu tình, thậm chí chúng còn gia tăng. Ông Macron chịu sức ép phải áp lại thuế tài sản. Chưa hết, vẫn còn rất nhiều công việc khó khăn phải làm; dự án quá hạn tiếp theo mà ông Macron dự định giải quyết là hệ thống lương hưu không phù hợp của Pháp.

Vi sao
Người dân biểu tình tại Paris. Ảnh: Reuters
Vi sao
 

Ông Macron không hẳn là thua hoàn toàn và vẫn còn nhiều giải pháp tự cứu mình. Đầu tiên, ông nên chứng minh ưu tiên của mình nằm ở đâu. Nó sẽ rất tốn kém, nhưng một số hình thức tín dụng thuế thu nhập là cần thiết: một khoản trợ cấp lương thích hợp cho người được trả lương thấp để khuyến khích họ để làm việc, thay vì bố thí. Điều đó đáng lẽ phải đi đôi với việc loại bỏ thuế tài sản.

Thứ hai, ông và chính phủ của ông cần phải làm nhiều hơn để thúc đẩy và giải thích những điều tốt đẹp họ đã làm nhưng không được đánh giá cao như đầu tư vào học nghề, hoặc các động thái sẽ khiến các doanh nghiệp kí hợp đồng dài hạn với người lao đông. Tỷ lệ thất nghiệp giảm một nửa điểm phần trăm, mặc dù vẫn còn quá cao ở mức 9,1%.

Và thứ ba, bản thân ông Macron cần phải thay đổi. Giữ khoảng cách và tỏ ra “bề trên” có thể là sai lầm. Vị tổng thống gần đây được lòng người dân Pháp nhất là Jacques Chirac, một người nghiện bia, hút thuốc nặng với đôi mắt biết nói. Trong thời đại mà những người theo chủ nghĩa dân túy sẽ làm và nói bất cứ điều gì, một chính trị gia không thể thuyết phục những người bình thường rằng ông/bà ta hiểu họ, thích họ và muốn giúp họ sẽ đấu tranh để hoàn thành mọi việc. Người ta không cần sức mạnh siêu phàm để cải cách nước Pháp, cần những những người rất kiên nhẫn, có sức thuyết phục và khiêm tốn.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới