Hủy

Các tổ chức phi chính phủ kiến nghị xây dựng nghị định triển khai Luật đầu tư công

Thứ Sáu | 05/12/2014 13:26

Các tổ chức phi chính phủ Việt Nam đưa ra 3 kiến nghị nhằm cải cách thể chế kinh tế Việt Nam, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng...
 

Sáng nay (5/12), Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam 2014 (VDPF 2014) với chủ đề Cải cách thể chế kinh tế, tăng cường khả năng tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam” đã khai mạc tại Hà Nội.

Tại diễn đàn, các tổ chức phi chính phủ Việt Nam đã đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ Việt Nam về cải cách thể chế kinh tế thị trường, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, giảm thiểu thủ tục hành chính và rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp.

Thứ nhất, hiện nay có gần 1.000 tổ chức Phi chính phủ đang hoạt động, tuy nhiên, các tổ chức phi chính phủ đang gặp khó khăn trong việc xin phê duyệt dự án được tài trợ. Thủ tục hành chính phê duyệt có khi mất nhiều tháng cho một dự án từ thiện nhỏ vì phải xin phép triển khai, gây lãng phí thời gian và nguồn lực cho cả các tổ chức phi chính phủ và chơ quan nhà nước.

Chính vì vậy, các tổ chức phi chính phủ đề nghị chính phủ ủng hộ nỗ lực của Bộ Kế hoạch và đầu tư trong việc đánh giá lại việc thực thi Nghị định 93 về quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài, cho phép đăng ký dự án tài trợ và báo cáo kết quả và kiểm toán độc lập hơn là phải xin phép triển khai từng dự án. Đề nghị chính phủ coi đây là một cải cách hành chính giống như các cải cách đột phá gàn đây về tự do kinh doanh cho doanh nghiệp.

Thứ hai, các tổ chức phi chính phủ đề nghị Chính phủ đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, tham vấn và trình Quốc hội thông qua hai luật là Luật về hội và Luật tiếp cận thông tin vào tháng 10/2015 như kế hoạch đề ra. Việc thông qua hai luật này sẽ giúp người dân tự tổ chức trao đổi sáng kiến, kiến thức, thông tin, giải pháp giải quyết các vấn đề chung của cộng đồng, đặc biệt các vấn đề về môi trường, đói nghèo, văn hóa và giám sát xã hội.

Luật về hội và Luật tiếp cận thông tin chắc chắn giúp các doanh nghiệp thành lập nghiệp đoàn, có thông tin để tham gia bình đẳng, bảo vệ lợi ích của mình tốt hơn trong môi trường cạnh tranh quốc tế khắc nghiệp, hay bị kiện tụng.

Cuối cùng, các tổ chức phi chính phủ đang tham gia cung cấp dịch vụ đào tạo, khuyến nông, tài chính vi mô, cơ sở hạ tầng nhỏ như nước sạch, trạm y tế, trường học với chất lượng tốt cho các cộng đồng dân cư nghèo, ở vùng sâu, vùng xa. Chính vì vậy, các tổ chức phi chính phủ đề nghị chính phủ xây dựng Nghị định triển khai Luật đầu tư công, tạo môi trường công bằng cho các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội tham gia cung cấp dịch vụ công.

Bên cạnh đó, xây dựng văn bản pháp luật miễn thuế cho phần quyên góp của các cá nhân và doanh nghiệp cho các hoạt động từ thiện, phát triển, bảo vệ quyền con người. Đây chính là điều kiện để thúc đẩy sự phát triển bền vững của các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam, dựa vào nội lực trong bối cảnh các nhà tài trợ quốc tế đang rút đi.

Nguồn DVO


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới