Hủy

Cuộc chiến cân bằng bán lẻ (phần 2)

Thứ Bảy | 18/10/2014 11:40

Ranh giới giữa thương mại điện tử và bán lẻ đang dần biến mất.
 

Sức mạnh của thương mại điện tử

Chuyển dịch từ kênh bán lẻ truyền thống sang hiện đại, mua bán hàng online và thương mại điện tử là xu hướng phát triển của ngành bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới. Khi đó, ranh giới giữa thương mại điện tử (TMĐT) và bán lẻ sẽ dần biến mất, và thương mại điện tử cùng kinh doanh trực tuyến sẽ trở thành một phần thiết yếu của bán lẻ.

Theo kết quả khảo sát thị trường thương mại điện tử năm 2013 do Bộ Công Thương tiến hành, ước tính giá trị mua hàng trực tuyến của một người Việt Nam đạt khoảng 120 USD.

Sản phẩm được lựa chọn mua sắm tập trung vào các mặt hàng như thời trang, mỹ phẩm (62%), đồ công nghệ và điện tử (35%), đồ gia dụng (32%), vé máy bay (25%) và một số các mặt hàng khác.

Tại Việt Nam, phần lớn người mua sắm sau khi đặt hàng trực tuyến vẫn lựa chọn hình thức thanh toán là tiền mặt (74%), hình thức thanh toán qua ngân hàng chiếm 41%, hình thức trung gian thanh toán qua các website TMĐT chiếm 8%.

Theo một khảo sát về tình hình mua sắm trực tuyến đối với cá nhân, với sự tham gia của 781 người có sử dụng Internet tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM, tỷ lệ người truy cập Internet tham gia mua sắm trực tuyến là 57%.

Dự báo, đến 2015 Việt Nam sẽ có khoảng 40 - 45% dân số sử dụng Internet. Khung pháp lý, hạ tầng logistics và hệ thống thanh toán không ngừng được hoàn thiện là những yếu tố giúp tỷ lệ truy cập Internet tham gia mua sắm trực tuyến đến năm 2015 dự báo tăng.

Nguồn: Bộ Công Thương
Nguồn: Bộ Công Thương.

Căn cứ vào những số liệu trên và ước tính giá trị mua hàng trực tuyến của mỗi người vào
năm 2015 tăng thêm 30 USD so với năm 2013, Bộ Công thương dự báo doanh số TMĐT B2C của Việt Nam năm 2015 sẽ đạt trên dưới 4 tỷ USD.
Cuộc cạnh tranh nội - ngoại sẽ quyết liệt

Một điểm dễ nhận thấy ở thị trường thương mại điện tử Việt Nam là doanh nghiệp “nhiều nhưng chưa đủ lớn”.
s


Trừ nhóm hàng bán lẻ điện máy có những “đại gia” với hệ thống siêu thị thành viên phủ khắp cả nước với chi phí xây dựng tốn hàng nghìn tỷ đồng và doanh thu hàng chục nghìn tỷ đồng như Thế Giới Di Động, Nguyễn Kim, FPT Shop, Viễn Thông A… thì trong ngành bán lẻ TMĐT B2C chưa nhiều những mô hình lớn về vốn và độ phủ trên thị trường.

Trong vài năm trở lại đây, các website bán hàng trực tuyến nở rộ nhưng điểm mặt, chỉ có một vài tên tuổi được đánh giá là hàng đầu trong kinh doanh TMĐT như: Lazada.vn, Tiki.vn, Chotot.vn, Chodientu.vn, Vatgia.com.

Các website TMĐT chủ yếu hoạt động theo mô hình gian hàng trực tuyến, mua theo nhóm, rao vặt, trong khi số khác kết hợp mô hình sàn giao dịch.

e

Trong khi đó, các hãng thương mại điện tử nước ngoài đang lên kế hoạch đổ bộ vào Việt Nam. Tập đoàn Rakuten Ichiba của Nhật Bản đang có ý định đặt chân vào thị trường bán lẻ trực tuyến Việt Nam trong năm nay.

Doanh nghiệp này hiện đang quản lý khoảng 40.000 gian hàng trực tuyến ở Nhật Bản, có lượng khách hàng lên đến 75 triệu người. Rakuten đã thâm nhập thị trường Thái Lan từ năm 2009 qua việc mua lại 67% cổ phần của Tarad.com. Năm 2010, tập đoàn này tiếp tục liên doanh với một công ty truyền thông ở Indonesia là Global Mediacom để thành lập mô hình bán lẻ Rakuten Belanja Online tại quốc gia này.

Trong khi đó, Rocket Internet – chủ sở hữu trang Lazada.vn – đang tăng tốc đầu tư ở khu vực Đông Nam Á. Nếu như đầu tháng 12 năm ngoái công ty này đã kêu gọi thành công thêm 120 triệu đô la Mỹ đầu tư cho hai trang web bán lẻ thời trang là Zalora (có mặt tại Việt Nam với phiên bản Zalora.vn) và Iconic (ở Úc), thì một tuần sau đó, tập đoàn này lại tiếp tục công bố tăng thêm 250 triệu đô la vốn đầu tư cho Lazada. Điểm đáng chú ý là phần lớn khoản đầu tư lần này đến từ Tesco, tập đoàn bán lẻ lớn nhất nước Anh.

Không chỉ mạnh ở Việt Nam, Lazada cũng đang là mô hình bán lẻ trực tuyến hàng đầu tại Thái Lan và Indonesia. Khi nói về khoản đầu tư của Tesco vào Lazada, giới chuyên gia trong ngành bán lẻ đều cho rằng đây là bước đi hợp lý trong bối cảnh thủ tục đầu tư trong ngành bán lẻ và bài toán mặt bằng vẫn đang là những thử thách tại các thị trường Đông Nam Á.

Sự xuất hiện của yếu tố nước ngoài là cơ hội nhưng cũng là thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp thương mại điện tử trong nước khi mà thị trường bán lẻ mở cửa hết mức vào 2015.

Nguồn Theo DVO


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới