Hủy

Thuận lợi và thách thức của Việt Nam trong TPP

Thứ Hai | 04/01/2016 14:20

Là nước kém phát triển nhất trong các thành viên TPP, VN sẽ gặp phải rất nhiều thách thức lớn nếu muốn duy trì được khả năng cạnh tranh.
 

"Việt Nam được đánh giá là nước sẽ được hưởng lợi lớn nhất từ TPP trong số 12 nước thành viên. Theo đó, đây được xem là một cơ hội lớn cho Việt Nam để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hơn nữa, đồng thời tích cực tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu", đó là bình luận của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, hiện là hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế-Luật,

"Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn đang là nước kém phát triển nhất trong số 12 nước tham gia TPP và cũng là nước sẽ đối mặt với nhiều thách thức lớn", ông Dũng đánh giá thêm.

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công thương) cho biết: "TPP là một mô hình hợp tác khu vực mới, với mục tiêu  giải quyết nhiều vấn đề đang nổi lên trong thế kỷ 21 này như chính sách lao động, doanh nghiệp nhà nước và bảo vệ môi trường".

Tuy vậy, ông cũng đưa ra cảnh báo: "TPP sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm và góp phần xóa đói giảm nghèo, nhưng cũng làm tăng áp lực cạnh tranh rất nhiều, và có thể khiến nhiều công ty trong nước đi tới phá sản".

Ông Khanh cũng cho rằng để được hưởng lợi từ TPP, Việt Nam cần chú trọng tập trung vào các sản phẩm dệt may, cũng như cải tổ luật lao động và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

"Ngành hàng dệt may là lợi ích cốt lõi của Việt Nam. Hiện nay, với mức thuế đang áp dụng là 17-25%, hàng may mặc Việt Nam đã có được thị phần 20%, đứng thứ hai trên thị trường". Vì thế nên khi thuế suất về 0%, kim ngạch thương mại hàng dệt may của Việt Nam sẽ có sự tăng trưởng vượt bậc.

Tuy nhiên, ông Khanh cũng cảnh báo: "Để tận dụng tối đa lợi ích của TPP, Việt Nam cũng phải cải thiện tình hình hiện nay, khi mà doanh thu xuất khẩu hàng may mặc là 19 tỷ USD, nhưng chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu đang tốn đến 15 tỷ".

Về lĩnh vực luật lao động, TPP sắp tới sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế nếu Việt Nam vi phạm các quy định được Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đề ra.

Ông Khanh cho biết: "Người lao động sẽ có quyền tự thành lập các tổ chức riêng để bảo vệ quyền lợi cho họ, và các tổ chức này sẽ không được tham gia vào Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam".

Tuệ Nghi

Nguồn The Nation


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới