Hủy

Tồn kho nhiều mặt hàng tính đến 1/4 tăng cực cao

Thứ Sáu | 03/05/2013 07:47

Tính đến 1/4, tồn kho nhiều mặt hàng như bia, dây điện, phân bón... thậm chí tăng 50-70% so với cùng kỳ các năm trước.
 

Báo cáo tình hình sản xuất công nghiệp và thương mại tháng 4 của Bộ Công Thương cho thấy, chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/4/20132013 của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,1% so với cùng thời điểm năm trước.

Trong đó, những ngành có chỉ số tồn kho xấp xỉ 50% như: Tồn kho sản xuất dây, cáp điện và dây dẫn điện tử khác tăng 70,8%; tồn kho sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa tăng 54,6%; tồn kho sản xuất phân bón và hợp chất ni tơ tăng 50,1%; tồn kho ngành sản xuất bia tăng 41,5%, tồn kho ngành sản xuất xe có động cơ tăng 51,4% so với cùng kỳ 2012.

Tiếp theo, tồn kho ngành sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh tăng 32%; tồn kho ngành chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tăng 21,2%; tồn kho ngành sản xuất sợi tăng 11,9%; sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục) tăng 18,6%; sản xuất trang phục tăng 13,7%; sản xuất sắt, thép, gang tăng 10,9%; tồn kho ngành sản xuất mô tô, xe máy tăng 7,2%; ...

Tồn kho một số mặt hàng tính đến 1/4
Tồn kho một số mặt hàng tính đến 1/4

Một số ngành có chỉ số tồn kho giảm mạnh như: sản xuất vải dệt thoi giảm 18,4%; sản xuất giầy dép giảm 12,5%; sản xuất xi măng giảm 30,6%; sản xuất linh kiện điện tử giảm 35,7%; sản xuất điện tử dân dụng giảm 28,2%, sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện giảm 14%...

Trong tháng 5, Bộ chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục khai thác năng lực sản xuất và nhu cầu thị trường trong nước, củng cố hệ thống phân phối để sản phẩm đến tay người tiêu dùng ở mức giá thấp nhất nhằm giải quyết hàng tồn kho và thúc đẩy sản xuất.

Ngoài ra Bộ cũng đề nghị các cơ quan nói trên chủ động đề xuất các biện pháp cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh cải tiến công nghệ, sử dụng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trong nước đã sản xuất được để giảm chi phí, góp phần giảm nhập siêu; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên nhằm tăng hiệu quả đầu tư và hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Nguồn CafeF


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới