Hủy

Vì sao quỹ đầu tư quốc gia Singapore rót vốn vào PAN Pacific?

Thứ Sáu | 21/03/2014 11:44

Chính phủ Singapore quan tâm tới lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp, và Việt Nam là một địa điểm lý tưởng để đầu tư.
 

Ngay sau khi CTCP Xuyên Thái Bình (PAN Pacific) kết thúc đợt chào bán cổ phần riêng lẻ, chúngtôi đã có trao đổi với Tổng giám đốc PAN ông Michael Rosen về thành công của PAN trong việc huyđộng vốn ngoại thời gian vừa qua và định hướng của công ty sắp tới.

Sau đợt phát hành riêng lẻ của PAN Pacific, quỹ đầu tư quốc gia Singapore (GIC) đã mua 1,9triệu cổ phiếu PAN, chiếm tỷ lệ 4,71%, làm thế nào PAN lại thu hút được sự chú ý của GIC thưaông?

Ông Michael Rosen: GIC không đầu tư ngẫu nhiên vào PanPacific, chúng tôi đã chủđộng liên lạc với họ. Khi đó, PAN đang huy động 650 tỷ đồng, tương đương hơn 31 triệu USD dưới hìnhthức chào bán riêng lẻ để phục vụ cho kế hoạch kinh doanh của công ty.

Chúng tôi đã tiếp cận để kêu gọi vốn từ nhiều loại hình nhà đầu tư, bao gồm cả quỹ đầu tư đạichúng, quỹ đầu tư tư nhân, các công ty gia đình, các nhà đầu tư cá nhân và GIC là một trong sốhọ.

GIC là quỹ quản lý dự trữ ngoại hối của Singapore và họ có những quy trình quản lý rủi rorất ngặt nghèo, làm thế nào PAN đáp ứng được các yêu cầu của GIC?

Bởi vì tôi tin rằng PAN có những lợi thế đặc biệt. Chúng tôi có một đội ngũ quản lý và nhân viênxuất sắc, chúng tôi có một mục tiêu và chiến lược kinh doanh hấp dẫn và nó phù hợp với tiêu chí đầutư của GIC.

Chính phủ Singapore quan tâm tới lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp, và Việt Nam là một địa điểmlý tưởng để đầu tư. Chúng tôi bắt đầu thu hút vốn vào cuối năm ngoái và thời điểm đó nhiều ngườikhông nghĩ Việt Nam là một địa điểm tuyệt vời để đầu tư. Nhưng chúng tôi tin là có, hiện tại thìsuy nghĩ của mọi người đã thay đổi.

Cộng đồng đầu tư chuyên nghiệp hiểu rằng Việt Nam đã trở thành nền kinh tế hấp dẫn nhất Đông NamÁ ở thời điểm hiện tại. Thâm hụt thương mại đã được kiểm soát và đi từ thâm hụt sang thặng dư, tiềnđồng ổn định, lạm phát được kiểm soát, Chính phủ quyết liệt giải quyết các vấn đề tồn đọng của ngânhàng. GIC rất tinh ý và họ nắm bắt cơ hội đầu tư.

Khi PAN bắt đầu xác định hướng đi mới một năm về trước, mục tiêu của PAN là theo đuổi một chiếnlược mua lại và hợp nhất các công ty trong nước trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và hàng tiêudùng.

Hiện nay ở Việt Nam, nhiều công ty trong ngành này, dù hoạt động rất hiệu quả, có quy mô quá nhỏđể tự phát triển lâu bền. Điều này đã tạo ra những cơ hội để mua lại, hợp nhất và tạo thêm giá trịcho những doanh nghiệp đó. PAN đang nắm lấy chính cơ hội ấy. Và tôi nghĩ GIC hiểu, chia sẻ và đánhgiá cao tầm nhìn của chúng tôi.

Tổng giá trị đầu tư của GIC trên toàn thế giới là hơn 100 tỷ USD, một con số khổng lồ. Trongkhi lượng cổ phiếu PAN chào bán cho nhà đầu tư nước ngoài chỉ 16,3 triệu cổ phiếu và GIC mua vào1,9 triệu cổ phiếu (chiếm 4,7% vốn của PAN). Đây là một khoản đầu tư rất nhỏ so với quy mô vốn củaGIC nhưng họ vẫn bỏ vốn vào một công ty trong nước như PAN, theo ông là vì sao?

Có rất nhiều lý do. Ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch của PAN là một người có danh tiếng và là ngườicó tầm nhìn dài hạn. Bên cạnh đó, ông Hưng đã chứng tỏ được khả năng có thể xây dựng những công tytốt nhất trong các ngành ông tham gia, như những gì ông Hưng đã đạt được với Công ty chứng khoánSài Gòn - SSI, hay việc ông xây dựng Pan Pacific từ những ngày đầu tiên khi còn là một công ty dịchvụ vệ sinh, trở thành công ty hàng đầu trong ngành.

Và sau khi gặp chúng tôi ở Singapore, GIC đã sang Việt Nam để gặp trực tiếp ông Hưng. Chủ tịchHĐQT của chúng tôi đã nói với họ về tầm nhìn chiến lược và kế hoạch PAN đang theo đuổi trong lĩnhvực nông nghiệp, thủy sản và thực phẩm đóng gói. Tôi nghĩ GIC hiểu rõ rằng bản thân ông Hưng có mộtcam kết lâu dài đối với PAN.

Sau khi gặp ông Hưng, GIC tìm hiểu sâu hơn về PAN. Chúng tôi đã làm việc với họ với thái độchuyên nghiệp và chất lượng công việc mang tầm quốc tế, cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạchnhất. Chúng tôi đã thuyết phục GIC rằng mặc dù là công ty trong nước, nhưng chúng tôi hoạt độngtheo tiêu chuẩn quốc tế, ngay từ những ngày đầu tiên.

Vậy PAN đã có các mục tiêu cụ thể trong năm 2014 chưa, thưa ông?

Các kế hoạch không được tiết lộ cụ thể nhưng với số vốn huy động 650 tỷ đồng đủ để chúng tôithực hiện các mục tiêu đã đề ra trong năm nay.

Vậy PAN chỉ đầu tư vào các công ty thôi hay sẽ tham gia điều hành các công ty này?

Chúng tôi đầu tư vào các công ty xuất sắc trên thị trường, và chúng tôi tin tưởng vào đội ngũlãnh đạo ở những công ty đó cũng như hiểu biết chuyên sâu của họ về ngành. Bên cạnh đó, chúng tôicũng chủ động tham gia hoạt động điều hành tại các công ty này, cống hiến hết sức có thể để họ pháttriển và đưa họ lên một tầm cao mới.

Xin cảm ơn ông.

Trong đợt phát hành cổ phiếu riêng lẻ huy động 650 tỷ đồng của PAN, nhiều cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài có tiềm lực về tài chính tốt đã tham gia.Trong đó, có những tổ chức như GIC Private Limited, quỹ đầu tư quốc gia của Singapore với 1.900.000 cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu 4,71% vốn điều lệ sau khi phát hành;The Asian Entrepreneur Legacy (TAEL) Partners mua 8.073.000 cổ phiếu, đạt tỷ lệ sở hữu lên 20%; quỹ Mutual Fund Elite mua 2.027.000 cổ phiếu, nâng tỷ lệ sở hữu lên 9,98%;Công ty TNHH NDH Việt Nam mua 1.230.000 cổ phiếu, đạt tỷ lệ sở hữu lên 13,10%; Công ty CSC Việt Nam mua 680.000 cổ phiếu, đạt tỷ lệ sở hữu 4,32%; Công ty TNHH quản lý quỹ SSI mua 4.060.000 cổ phiếu, nâng tỷ lệ nắm giữ lên 11,65% (nhóm cổ đông SSI nắm giữ 20% vốn của PAN).


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới