Hủy

Chuyên gia tài chính Suze Orman quay trở lại

Ngọc Trân Thứ Sáu | 22/05/2020 10:12

Chuyên gia tư vấn tài chính Suze Orman.

Chưa biết có lợi hại hơn không nhưng bà đã ra khỏi cảnh hưu trí tại Bahamas để tiếp tục sự nghiệp 40 năm của mình: tư vấn về tài chính.
 

Suze Orman là một chuyên gia tài chính nổi tiếng có lối ăn nói dí dỏm, có duyên, thường xuất hiện trên đài truyền hình CNBC cách đây 5 năm. Sách của bà viết nhiều năm trước cũng rất ăn khách. 

Theo bà, không khốn cùng  

Hiện giờ, tôi vẫn còn giữ một cuốn của bà. Đó là cuốn: The 9 Step to Financial Freedom - 9 Bước tới Tự do Tài chính, tái bản lần thứ 3, năm 2006, tức 2 năm trước khi khủng hoảng tài chính nổ ra tại Mỹ và lan ra khắp thế giới. 

Trong thời đại dịch COVID-19, đọc lại vẫn thấy 9 lời khuyên đó rất xác đáng. Hơn nữa, cũng dễ đọc vì lối viết giản dị, với nhiều câu chuyện minh họa. 

Gần đây, Suze Orman đã công khai xuất hiện trở lại vì cho rằng người dân Mỹ bình thường cần tiếp tục được nghe những lời khuyên về tài chính. Bởi trong thời đại dịch (đang còn hoành hành tại nhiều nước), theo tờ The New York Times, bà nhận thấy không ít người Mỹ đã rơi vào cảnh khốn cùng do không biết đến những kỹ thuật giữ gìn và thúc đẩy tiền bạc sinh sôi.  

Cũng nên nhắc lại, khi khủng hoảng tài chính bắt đầu vào năm 2008 tại Mỹ, những người làm theo lời khuyên về tài chính của Suze Orman đều thoát khỏi cuộc khủng hoảng một cách vững vàng. Bởi vì, họ nghe lời bà nên đã không vay những khoản khủng để mua nhà, chẳng hạn, mà luôn để dành tiền, kiểu “tích cốc phòng cơ”. 

Một cách khái quát, lời khuyên của bà như sau: Cần tạo dựng một khoản dự trữ khẩn cấp, có thể giúp mình đủ chi tiêu cho ăn uống và thuốc men, trong 8 tháng liền. Và điều này còn quan trọng hơn cả việc trả nợ nữa!

Suze Orman giờ đã quay trở lại như thế nào? Thứ 4 tuần vừa rồi (13.5.2020), từ nhà riêng ở Bahamas, nơi nghỉ hưu của bà từ năm 2015, với bà K.T. Travis, người bạn đời của mình, Suze Orman đã thực hiện một khóa học về tài chính cá nhân qua mạng. 

Khóa học này do 92nd Street Y đăng cai tổ chức. Đây là một tổ chức đào tạo phi lợi nhuận đã 145 năm tuổi đời, trụ sở ở New York, chủ yếu hướng dẫn các ngành nghệ thuật, những thỉnh thoảng cũng có lớp - giờ là trực tuyến - về những chủ đề kinh tế, tài chính...

 

Theo New York Times, bà đã cung cấp những lời khuyên hữu ích về tài chính. Nhưng, bên cạnh đó, cũng không ngừng “than thở rằng tại sao lại có nhiều người không nghe và không làm theo những lời khuyên trước đây của tôi cho tới khi đã quá trễ”!

Luôn phải sống tiết kiệm

Bà nói: “Nếu có quỹ dự trữ khẩn cấp 8 tháng, bạn sẽ không phải hoảng hốt với việc chi trả các khoản thế chấp, tiền thuê nhà, các hóa đơn hoặc bất cứ thứ gì. Nhưng nhiều bạn lại không làm như thế. Bạn sẽ có 150.000 USD vào túi trong 12 tháng tới, hay 200.000 USD, hoặc nhiều hơn thế nữa, nhưng tiền ghi trong hóa đơn cần chi trả lại cao hơn; tôi cũng biết bạn đã tiêu nhiều hơn số tiền mình kiếm được. Như thế, bây giờ, có lẽ là lần đầu tiên trong đời, các hóa đơn phải thanh toán vẫn còn y sì đó, mà bạn lại không có đủ tiền để trả. Thế là bạn hoảng lên". 

Theo thống kê mới nhất, lượng người thất nghiệp ở Mỹ đã lên tới 36 triệu, chủ yếu do các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên khắp nước Mỹ bị đóng cửa. Không biết trong số này bao nhiêu người làm theo lời của Suze Orman để có thể vững vàng vượt qua khó khăn về tiền bạc?

Lại nhớ đến những “show” của bà, cách nay 5 năm trên CNBC, kênh truyền hình tài chính nổi tiếng của Mỹ. Bà nhận những cú điện thoại trực tiếp của khán giả đề nghị bà cho lời khuyên chủ yếu về... mua sắm. 

Ấn tượng nhất là việc bà luôn hỏi ngược: “Hãy cho tôi biết tiền đâu ra?” Khi người xin lời khuyên trình bày về tình trạng tài chính của mình xong thì bà thường nói: “Denied!” hoặc “Rejected”. Bởi phần lớn những người đó không đủ tiền chi trả cho những món mình muốn mua.

Luôn cẩn trọng khi đầu tư

Phải rút kinh nghiệm chớ! Bài học Suze Orman rút ra được là, thứ nhất, đầu tư mà không hiểu chi hết về thị trường thì thường sẽ mất tiền. (Môi giới, đương nhiên, có hỏi ý kiến của nhà đầu tư, trước khi mua bán món gì đó, nhưng mà họ luôn có tiếng nói quyết định... ẩu!)

Thứ nhì, nếu dốt như thế mà vẫn làm môi giới được thì tại sao mình không lao vào lĩnh vực tài chính nhỉ? Suze Orman liền học thêm một khóa về tài chính, và xin vào làm tư vấn tài chính chuyên về kế hoạch về hưu ngay tại... Merrill Lynch. Đến năm 1983, bà chuyển sang công ty bảo hiểm Prudential, chi nhánh Mỹ, và được giao cho chức vụ Phó Chủ tịch.

Bốn năm sau đó, bà mở công ty riêng. Đó là Công ty Tài chính Orman. Và bắt đầu viết sách cũng như “phân phát” những lời khuyên tài chính cho một số khách hàng. “Dường như họ rất thích những lời khuyên đó”, theo nhận xét của New York Times. Thế là Suze Orman khởi nghiệp thành công. 

 

Cuốn sách đầu tay đó được bán khá chạy - Bạn kiếm được tiền, đừng để mất nghe - You’ve Earned It, Don’t Lose It, giúp cho bà nổi tiếng liền. Tuy nhiên, lúc ban đầu, chẳng có nhà xuất bản nào thèm để ý tới. Cho đến khi nó được Newmarket Press, một nhà xuất bản nhỏ quan tâm. 

Tuy vậy, mãi đến năm 2002, Suze Orman mới có “show” riêng vào ngày thứ 7 mỗi tuần trên kênh tài chính CNBC. Và càng trở nên nổi tiếng hơn trong suốt 13 năm sau đó, cho đến ngày bà chán ánh đèn trường quay CNBC.

Bà cũng có một nhận xét tài chính khá ấn tượng: “Muốn biết về người giàu có ư? Hãy nhìn cách lái xe của tài xế người ấy”. 

Theo lời một tài xế riêng của bà. Lái xe cho Suze Orman thì không bao giờ được nhìn màn hình điện thoại di động vì đó sẽ là lần cuối cùng bà cho vời tới. Cũng nhớ, không bao giờ được vượt đèn vàng, chớ nói chi tới đèn đỏ...


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới