Hủy
Chứng khoán

Cổ phiếu dược: Lá chắn của Vn-index

Vũ Quỳnh Thứ Ba | 25/02/2020 10:00

Ảnh: Qúy Hòa

Cổ phiếu dược trở thành lá chắn của Vn-index trong dịch cúm. Nhưng xu thế này có kéo dài?
 

Không nghi ngờ gì nữa, giấc mơ 1.000 điểm của VN-Index đã trở thành điều gì quá xa xỉ. Với mốc điểm quanh 920-940, toàn bộ công sức của thị trường năm 2019 đã bị cuốn theo dòng lũ mang tên COVID-19. Khi cả thị trường điêu đứng vì bệnh tật, ngành dược bỗng trở thành cứu cánh “đúng ngành, đúng thời điểm”, lá chắn cuối cùng của VN-Index. Ngành dược trở thành tâm điểm chú ý với nhiều câu hỏi về tính bền vững và cốt lõi kinh doanh, đặc biệt với các doanh nghiệp đầu ngành như Dược Hậu Giang, Pymepharco...

Trước sự sợ hãi dâng cao toàn cầu, tất cả đều bị bán tháo kể cả các mã bluechip thuộc các nhóm ngành tiềm năng như ngân hàng hoặc tiêu dùng. Tính riêng ngày 30.1, độ rộng thị trường nghiêng về tiêu cực với 159 mã tăng, 81 mã tham chiếu, 400 mã giảm. Nhóm cổ phiếu dược phẩm và y tế thu hút được dòng tiền và đồng loạt tăng mạnh như JVC (+6,9%), DVN (+14,9%), DHG (+5,7%), DBD (+0,9%), AMV (+6,4%), DCL (+3,4%), IMP (+2,6%)... Theo MBS, top cổ phiếu ngành dược tác động tăng tích cực lên VN-Index có thể kể đến Dược Hậu Giang (DGH, đóng góp 0,25%) và Pymepharco (PME, đóng góp 0,07%).

 

Ảnh hưởng tiêu cực toàn diện và dồn dập bởi dịch cúm tác động mạnh đến tâm lý của nhiều nhà đầu tư. Người ta mua cổ phiếu dược vì dịch bệnh, hơn là vì yếu tố cốt lõi. Cá biệt trên thị trường cũng có trường hợp mua ghim chờ chốt lời, cổ phiếu được mua vào do xung lực cầu tốt và chờ bán ra khi xung yếu đi. Chẳng hạn, ngày 11.2, đa số nhóm cổ phiếu dược phẩm và y tế phần lớn bị chốt lời và đồng loạt giảm với JVC (-2,2%), AMV (-3,2%), DVN (-4,5%), DHG (-2%), DBD (-0,7%), DHT (-1,4%), DNM (-9%)...

Liệu đây có phải thời điểm đầu tư cho ngành dược? Câu chuyện của Dược Hậu Giang và Pymerphaco là những ví dụ tốt khi tham chiếu cho quyết định này. Theo Công ty Chứng khoán BSC, Dược Hậu Giang hiện là doanh nghiệp dược hàng đầu trong phân khúc thuốc generic, cũng như sở hữu mạng lưới phân phối rộng lớn với số lượng sản phẩm đa dạng. Luận điểm đầu tư của Dược Hậu Giang có các yếu tố:

(1) Đối với kênh nhà thuốc, người dân sẽ tăng mạnh chi tiêu các sản phẩm thuốc (kháng sinh, hạ sốt...), các sản phẩm sát khuẩn, sát trùng trong tình hình dịch bệnh vẫn nghiêm trọng. Các doanh nghiệp dược nội địa có tỉ trọng các sản phẩm có nhu cầu cao trong tình hình hiện tại và có hệ thống phân phối rộng lớn sẽ được hưởng lợi; (2) Dược Hậu Giang sẽ được hưởng lợi trong ngắn hạn nhờ cơ cấu sản phẩm đặc thù như tỉ trọng kháng sinh chiếm 38-39% doanh thu, giảm đau chiếm 20-21% doanh thu (sản phẩm nổi bật là Hapacol chiếm 17%) và được phân phối sâu rộng với hệ thống ở 63 tỉnh thành. Trong năm 2019, Dược Hậu Giang có doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 3.897 tỉ đồng (tăng 0,37%) và 713 tỉ đồng (giảm 2,5%).

 

Về Pymepharco, Công ty Chứng khoán Mirae Asset nhận định đòn bẩy tăng trưởng của doanh nghiệp này đến từ nhà máy sản xuất dược Hoàng Văn Thụ, vận hành thương mại từ quý II/2020. Trong quý IV/2019, Pymepharco thông báo doanh thu và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng mạnh, lần lượt đạt 543 tỉ đồng (tăng trưởng 16,5%) và 96,8 tỉ đồng (tăng trưởng 19%). Sức cạnh tranh của doanh nghiệp được đánh giá là bền bỉ khi phải đối mặt với sự cạnh tranh gắt gao trong ngành dược hiện nay, một chuyên gia đầu tư nhận định.

Theo đó, doanh nghiệp này có cốt lõi liên quan đến hệ sinh thái thuốc hoàn chỉnh (nổi bật với dòng sản phẩm Non-Betalactam) và việc đối tác Stada tiếp tục chuyển giao các dòng thuốc kháng sinh cho Pymepharco.

Theo ước tính của Mirae Asset, với vị thế là nhà máy thứ 2 của Pymepharco, nhà máy Hoàng Văn Thụ sẽ cho công suất 1,2 tỉ viên/năm, đây là nhà máy chuyên về dòng sản phẩm Non-Betalactam. Mirae Asset dự phóng, doanh thu PME năm tài chính 2020 và 2021 lần lượt đạt 2.224 tỉ đồng (tăng 20,4%) và 2.502 tỉ đồng (tăng 12,5%).

Về nhận định chung, cả 3 công ty chứng khoán SSI, BSC và VNDirect đều nhận định, nhóm mã chứng khoán ngành dược đều trong trạng thái tích cực, ít nhất là trong ngắn hạn. Yếu tố vận động tăng đến từ tâm lý gia tăng kích cầu giữa mùa dịch


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới