Hủy
Công Nghệ

Dự án blockchain “Work-to-earn” của startup Việt với mong muốn khởi tạo nền kinh tế mới

Hoàng Kim Thứ Hai | 16/05/2022 14:00

Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng vào kinh tế số để hướng tới mục tiêu kinh tế số VN đạt 30% GDP toàn quốc vào năm 2030. Ảnh: Crypstarter.

Crypstarter ra mắt mô hình Work-to-earn nhằm tạo một nền kinh tế số bền vững, mang công việc và lợi ích cho tất cả những người tham gia vào hệ sinh thái.
 

Chứng kiến một năm 2021 với những tổn thất kinh tế nặng nề vì dịch bệnh, startup Việt quyết tâm khởi tạo một nền kinh tế “Work-to-earn” mang đến công việc và thu nhập cho cộng đồng thông qua nền tảng blockchain.

Trong thời điểm xã hội đang từng bước phục hồi kinh tế thông qua các hoạt động kích cầu và tạo ra nhiều công việc mới, dự án Crypstarter ra mắt mô hình Work-to-earn nhằm tạo ra một nền kinh tế số bền vững, mang đến công việc và lợi ích cho tất cả những người tham gia vào hệ sinh thái.

 

Ông Hubert Trương - CEO của Crypstarter - chia sẻ rằng mô hình của dự án Crypstarter không mới trên thị trường thế giới, nhưng với Việt Nam thì có thể xem là đầu tiên. Thế nên sau hơn 2 năm nghiên cứu và phát triển, dự án đã được ra đời với giá trị cốt lõi hướng về cộng đồng. 

Cụ thể, Crypstarter là một dự án DeFi xây dựng trên mô hình Work-to-earn với sản phẩm trọng tâm là một nền tảng tài chính phi tập trung cho phép người dùng được khóa các đồng tiền mã hóa vào nền tảng (staking) để nhận lãi suất cao, đồng thời cho phép các dự án khởi nghiệp được tiếp cận đến nguồn vốn lớn từ cộng đồng để thực hiện dự án thông qua nền tảng gọi vốn cộng đồng (crowdfunding platform) của dự án. Mô hình này giúp cho tất cả mọi người tham gia vào hệ thống có thể cùng nhau làm việc và đóng góp công sức của mình vì mục tiêu chung, từ đó mang đến lợi ích lớn nhất cho tất cả mọi người đúng như tên gọi Work-to-earn của nó.

Ngoài ra thì Crypstarter còn mang đến một công nghệ và khái niệm hoàn toàn mới được gọi là Proof Of Investment (POI - Bằng chứng đầu tư), có nghĩa mọi khoản đầu tư của các nhà đầu tư vào các dự án khởi nghiệp đều sẽ được lưu trữ dưới dạng một NFT và NFT này hoàn toàn có thể được giao dịch trên hệ thống Sàn giao dịch thứ cấp trong hệ sinh thái Crypstarter, tạo ra thanh khoản cho các khoản đầu tư bất cứ khi nào - là thứ mà ngay cả thị trường đầu tư truyền thống vẫn còn thiếu.

“Chúng tôi tạo ra Crypstarter trong điều kiện nền kinh tế của Việt Nam phải gánh chịu tổn thất nặng nề vì dịch bệnh, người lao động và nhà đầu tư không tạo ra được giá trị từ nguồn vốn của mình. Ngoài việc góp phần khôi phục nền kinh tế, tạo thêm lợi ích cho những nhà đầu tư và những startup tham gia vào hệ sinh thái, chúng tôi hướng đến mô hình phát triển bền vững và lâu dài, nơi mà mọi người cùng có thể làm việc cùng nhau và tạo ra giá trị lớn cùng nhau”, ông Hubert cho biết.

Ông Hubert Truong - CEO của Crypstarter
Ông Hubert Truong - CEO của Crypstarter

Ở thời điểm hiện tại, Chính phủ Việt Nam cũng đã có những động thái khôi phục kinh tế thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng vào kinh tế số để hướng tới mục tiêu kinh tế số VN đạt 30% GDP toàn quốc vào năm 2030. Mới đây thì ​​Chính phủ cũng đã cấp phép thành lập Hiệp hội Công nghệ chuỗi khối (Hiệp hội blockchain), cho thấy sự cởi mở hơn với Công nghệ blockchain từ phía chính quyền, tạo ra nhiều cơ hội hơn cho những dự án blockchain mang giá trị cho cộng đồng.

Đồng thời với sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ một trong số các nhà đầu tư chính là BambuUP - nền tảng một chạm tạo ra kết nối giữa bên Cung cấp ĐMST và bên có Nhu cầu tìm kiếm đổi mới sáng tạo - Crypstarter có cơ hội được tiếp cận đến các dự án startup một cách dễ dàng nhất, từ đó tiếp cận đến những nhà đầu tư cá nhân thông qua những hoạt động, sự kiện lớn mà BambuUP đã tổ chức như chuỗi sự kiện Go Amazon, Go Global hoặc các sự kiện Đổi mới sáng tạo Việt Nam.

Ngoài ra, dự án Crypstarter cũng gây ấn tượng mạnh với các thành viên sáng lập là những lãnh đạo cấp cao của các công ty đầu ngành.

 

Được xây dựng dựa trên cộng đồng và hướng tới cộng đồng nên Crypstarter sẽ đi theo mô hình gọi vốn hoàn toàn từ cộng đồng (Fair launch) chứ không qua các vòng gọi vốn riêng tư từ bên ngoài hay từ giai đoạn đầu triển khai. Hình thức này có thể giúp đảm bảo được rằng những thành viên sáng lập sẽ luôn nghiêm túc đồng hành cùng dự án và cùng cộng đồng theo lộ trình dài hạn đã vạch ra. Được biết, dự án Crypstarter sẽ ra mắt sự kiện Soft Launch (bán một lượng token giới hạn ra thị trường) trong tháng này để kích hoạt giao thức của nền tảng và sẽ chính thức ra mắt qua hình thức Fair launch sau đó. 

Với sự ủng hộ tăng trưởng kinh tế số của Chính phủ Việt Nam, mô hình Work-to-earn của Crypstarter hoàn toàn có đủ điều kiện để tạo ra những cơ hội mới cho cộng đồng, góp phần cải thiện nền kinh tế sau 2022 và đưa công nghệ blockchain đến gần hơn với cuộc sống.

Để tìm hiểu thêm về dự án, bạn có thể truy cập vào website chính thức của dự án https://crypstarter.network/ và các kênh truyền thông chính thức của dự án trên các nền tảng mạng xã hội.

Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới