Hủy
Công Nghệ

Sau "siêu M&A", Trung Quốc sẽ dẫn đầu về mạng 5G?

Mạnh Đức Thứ Năm | 06/09/2018 14:36

China Telecom và China United Network Communications - công ty lớn thứ hai và thứ ba trong ngành viễn thông Trung Quốc, có doanh thu 93,7 tỷ USD.
 

Siêu thương vụ

Nhiều báo cáo phương tiện truyền thông Trung Quốc đã liên tục đề cập về sự hợp nhất giữa hai công ty truyền thông nhà nước của Trung Quốc.

China Telecom và China United Network Communications - công ty lớn thứ hai và thứ ba trong ngành viễn thông Trung quốc, có doanh thu 640 tỷ nhân dân tệ (93,7 tỷ USD), vẫn còn thấp hơn con số 740 tỉ nhân dân tệ thu được từ một công ty con China Mobile Communication, nhà mạng số 1 tại đại lục.

Sau
Các nhà mạng lớn nhất thế giới, theo số lượng thuê bao (tính bằng triệu)

Hai công ty dường như muốn tạo ra một thách thức khả thi chống lại công ty dẫn đầu thị trường, nhưng việc sáp nhập như vậy có thể làm trầm trọng thêm mối quan ngại về sự độc quyền trong lĩnh vực truyền thông của Trung Quốc.

Những đồn đoán về một thương vụ sáp nhập lần đầu tiên xuất hiện vào khoảng năm 2015 và 2016, khi cặp đôi hình thành một sự kết hợp bao gồm một dự án phát triển mạng chung và trao đổi các thành viên điều hành.

Báo cáo mới nhất dường như đã được kích hoạt bởi thông báo trong tháng 5 rằng Liu Aili, chủ tịch China Telecom, đã rời công ty để đảm nhiệm vị trí chủ tịch tại China Post, trong khi Li Guohua, cựu chủ tịch China Post trở thành tổng giám đốc của China United Network Communications.

Lợi nhuận ròng của China Mobile đạt 114,2 tỷ NDT cho năm tài chính kết thúc vào tháng 12/2017, vượt xa 18,6 tỷ NDT của China Telecom và 1,8 tỷ NDT của China Unicom. Tin đồn sáp nhập cho thấy việc tích hợp các nhà cung cấp dịch vụ di động số 2 và số 3 là cách hiệu quả nhất để ngăn China Mobile trở thành công ty duy nhất thống trị thị trường.

Sau
Số thuê bao mạng 3G (màu đen), 4G (màu đỏ) và 5G (màu xanh) trên toàn thế giới.

Gánh nặng đầu tư lớn cho công nghệ truyền thông di động tốc độ cao thế hệ thứ 5, hoặc 5G cũng tạo ra động lực cho việc sáp nhập. Một số nhà quan sát thấy giảm bớt gánh nặng này như là mục tiêu của đợt sáp nhập.

Bắc Kinh tiếp tục kiểm soát chặt thị trường viễn thông trong nước. Ba nhà mạng hàng đầu gần đây đã giảm phí truyền thông, một động thái được thúc đẩy bởi chỉ đạo từ chính phủ chứ không phải là kết quả của sự cạnh tranh giữa họ.

Một nhà phân tích từ một công ty nghiên cứu nước ngoài cho biết một vụ sáp nhập sẽ tiếp tục thúc đẩy sự độc quyền trong thị trường viễn thông của Trung Quốc và làm cho nó thậm chí còn khó khăn hơn để tạo ra sự cạnh tranh đúng nghĩa.

Ramakrishna Maruvada, một nhà phân tích tại Daiwa Capital Markets, cho biết trong một nghiên cứu hôm thứ ba rằng một sự hợp nhất có thể dẫn đến một sự độc quyền có thể mang giúp phân bổ hiệu quả hơn các khỏan đầu tư cho mạng 5G.

Cuộc đua 5G

Trung Quốc đang đạt  cược rằng các công ty điện thoại của nó sẽ giúp các nước giữ được lợi thế trong cuộc đua giành 5G. Việc sáp nhập hai nhà mang China United Network Communications Group và China Telecommunications Corp. - có thể giúp nước này dễ dàng hơn trong việc trang bị cho thế hệ công nghệ di động tiếp theo, đẩy nhanh tốc độ phát triển của nó. 

Theo Analysys Mason, Trung Quốc nhẹ nhàng dẫn trước Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản  khi nói đến sự sẵn sàng với 5G. Thời điểm của sự kết hợp hai nhà mạng lớn trong nền kinh tế lớn nhất châu Á phản ánh rằng sau nhiều năm đàm phán, một sự thúc đẩy toàn cầu cho 5G được thiết lập để cuối cùng đã diễn ra vào năm 2018 với cơ sở hạ tầng quy mô lớn đầu tiên để cho phép các dịch vụ như sản xuất tự động, phẫu thuật từ xa. ô tô và kiểm soát giao thông.

Sau
Cơ chế hoạt động của mạng 5G

Công nghệ này cung cấp nhiều dung lượng hơn 4G, và hứa hẹn tốc độ đủ nhanh để tải xuống một bộ phim độ nét cao có độ dài đầy đủ chỉ trong vài giây. Đến cuối năm 2023, sẽ có 1 tỷ thuê bao 5G, chiếm khoảng 20% lưu lượng dữ liệu di động, theo Ericsson AB, nhà sản xuất mạng không dây của Thụy Điển.

Theo Analysys Mason,Trung Quốc, dẫn đầu về sự sẵn sàng 5G do các chính sách chủ động của chính phủ và động lực của ngành, đã bắt đầu thử nghiệm tại 13 thành phố lớn trong năm nay

Nước này nhắm mục tiêu ứng dụng công nghệ này vào thương mại vào năm 2020. Chi phí cho quá trình này có thể lên đến 1,4 nghìn tỷ NDT (200 tỷ USD) trong 5 đến 7 năm trên 5G, theo nhà phân tích Bing Duan của Nomura Asset Management, hơn 70% so với chi phí cho dịch vụ 4G.

Nguồn Nikkei Asian Review/Bloomberg


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới