Hủy
Công Nghệ

Thương vụ Nvidia-Arm có thể là “cơn ác mộng” đối với Trung Quốc

Phùng Mỹ Thứ Sáu | 25/09/2020 17:03

Những công ty như Huawei chắc chắn sẽ gặp thêm nhiều khó khăn trong thời gian tới. Nguồn ảnh: The Wall Street Journal.

Mua lại hãng thiết kế chip Arm từ SoftBank sẽ giúp Nvidia trở thành đế chế hùng mạnh, thống trị ngành chip bán dẫn.
 

Theo CNBC, thương vụ mua lại công ty thiết kế chip Arm của Nvidia khiến Trung Quốc lo lắng vì nó có thể khiến ngành bán dẫn nước này gặp bất lợi và sự trung lập truyền thống của Arm đối với các công ty mà họ hợp tác có thể bị chính phủ Mỹ thao túng.

Theo Giám đốc điều hành kiêm trưởng bộ phận công nghệ tại CLSA Sebastian Hou, “Thách thức lớn nhất” đối với thỏa thận Nvidia-Arm là nhận được sự chấp thuận theo quy định của Trung Quốc.

Đó là bởi vì chính phủ Trung Quốc muốn tránh “cơn ác mộng” của một công ty Mỹ sở hữu Arm. Đều này sẽ mở ra cánh cửa cho sự can thiệp của chính phủ Mỹ nhằm hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ của Trung Quốc.

Hiện, Arm thuộc sở hữu của tập đoàn Nhật Softbank, đã mua lại công ty vào năm 2016 với giá 31 tỉ USD. Nguồn ảnh: The Verge.
Hiện, Arm thuộc sở hữu của tập đoàn Nhật Softbank, đã mua lại công ty vào năm 2016 với giá 31 tỉ USD. Nguồn ảnh: The Verge.

Trong một thỏa thuận trị giá 40 tỉ USD công bố vào tuần trước, hãng chip đồ họa khổng lồ Nvidia của Mỹ đồng ý mua nhà thiết kế chip Anh Arm từ SoftBank. Nếu mua lại Arm, Nvidia sẽ nắm giữ 49% cổ phần trong bộ phận kinh doanh của Arm tại Trung Quốc.

Thông cáo chung cho biết, giao dịch được đề xuất sẽ cần sự chấp thuận theo quy định của Mỹ, Anh, Liên minh Châu Âu và Trung Quốc. Nvidia có trụ sở tại Mỹ, trong khi Arm có trụ sở chính tại Anh, nhưng cả hai đều có văn phòng tại EU, Trung Quốc và các khu vực khác.

CEO Nvidia Jensen Huang muốn ngang hàng với CEO Apple Tim Cook. Nguồn ảnh: CNN.
CEO Nvidia Jensen Huang muốn ngang hàng với CEO Apple Tim Cook. Nguồn ảnh: CNN.

Theo ông Sebastian Hou, Arm cấp phép thiết kế chip cho các công ty công nghệ trên toàn thế giới và là “điều rất quan trọng” đối với điện thoại thông minh. Hầu hết mọi điện thoại thông minh được bán hiện nay đều sử dụng công nghệ Arm. 

Arm Holdings là doanh nghiệp đứng sau Arm Processors, chip cảm biến thông minh được sử dụng để cung cấp năng lượng cho hơn 90% điện thoại thông minh trên thế giới và mọi thứ, từ xe tự hành, máy nướng bánh mì đến máy giặt. 

Mặc dù, công ty không có khả năng sản xuất, nhưng nó tự mô tả mình là “ Thụy Sĩ” của công nghệ: Nó cấp phép các thiết kế chip của mình cho bất kỳ công ty nào muốn chúng và cho phép những người khác sản xuất thực tế. 

Arm là một công ty trung lập trong ngành công nghiệp điện toán và di động, cung cấp công nghệ cho các khách hàng như Apple, Huawei, MediaTek, Qualcomm, Samsung. Hơn 180 tỉ chip với lõi xử lý và các thành phần khác đã được vận chuyển trên khắp thế giới. 

Các nhà đầu tư Trung Quốc cũng nắm giữ phần lớn cổ phần trong các hoạt động của Arm tại Trung Quốc. Nguồn ảnh: VCG
Các nhà đầu tư Trung Quốc cũng nắm giữ phần lớn cổ phần trong các hoạt động của Arm tại Trung Quốc. Nguồn ảnh: VCG

Theo SoftBank, mảng kinh doanh tại thị trường Trung Quốc chiếm khoảng 20% ​​doanh thu của Arm trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3.2018.

CEO của Nvidia Jensen Huang cho biết, ông “tin chắc rằng thỏa thuận Nvidia-Arm sẽ được các cơ quan quản lý Trung Quốc chấp thuận". Tất nhiên, tầm nhìn của Nvidia khi thâu tóm Arm là giúp Nvidia củng cố vị thế nhà sản xuất chip hàng đầu nước Mỹ trong bối cảnh Intel đang kinh doanh sa sút.

Nhà nghiên cứu Nathan Brookwood tại Insight 64 cho biết: thương vụ sẽ giúp Nvidia thống trị lĩnh vực chip di động, thậm chí là máy chủ và siêu máy tính. Ông Nathan Brookwood nhận định: “Năm nay, siêu máy tính mạnh nhất thế giới sử dụng hệ thống của Arm. Nếu Nvidia muốn khoe khoang điều đó, cách tốt nhất là thâu tóm Arm”.

Những rào cản của thương vụ này còn đến từ quê nhà của Arm. Khi bị SoftBank mua lại, Arm đã đàm phán giữ trụ sở công ty tại Cambridge, Anh. Do đó bán lại cho Nvidia sẽ khiến Arm trở thành một phần của nước Mỹ.

SoftBank vẫn đang tìm cách giải quyết thương vụ Arm. Bán đi có lẽ là giải pháp hợp lý, song làm thế nào để vượt qua rào cản luật pháp - vấn đề tại Anh và Trung Quốc dưới áp lực tài chính từ cổ đông sẽ khiến SoftBank càng đau đầu.

Còn với Nvidia, sở hữu Arm sẽ giúp họ trở thành đế chế hùng mạnh, đe dọa vị thế của Intel và các nhà sản xuất chip trên mọi lĩnh vực. Về phía Trung Quốc, có ý kiến cho rằng: việc Arm được mua lại bởi một công ty thuộc sở hữu của Mỹ là điều “đáng lo ngại”. 

Cũng có thể các công ty bị ảnh hưởng sẽ phải xem xét những lựa chọn thay thế Arm. Tuy nhiên, điều này vô cùng khó khăn bởi công ty chip có trụ sở tại Anh đang nắm trong tay các bản thiết kế độc quyền chưa hãng nào có được. Việc không sử dụng thiết kế của Arm có thể khiến các hãng chip Trung Quốc tụt hậu so với thế giới.

Nếu Arm rơi vào tay Mỹ, các công ty công nghệ Trung Quốc chắc chắn sẽ bị đặt vào thế bất lợi lớn trên thị trường.

 

Điều đó sẽ trở thành "cơn ác mộng" lớn nhất đối với chính phủ Trung Quốc. Nhiều công ty công nghệ ở Trung Quốc phụ thuộc vào Arm. Việc mua lại Arm của Nvidia có thể sẽ có ảnh hưởng lâu dài đến toàn bộ ngành công nghệ. 

Riêng về phía Vương quốc Anh, Bộ Trưởng Kỹ thuật số và Văn hóa Anh Caroline Dinenage cho biết: chúng tôi đang làm việc để hiểu “tác động đầy đủ” của việc bán Arm. Bà Caroline Dinenage nói rằng: “Chúng tôi sẽ xem xét tất cả những tuyên bố đó một cách cực kỳ cẩn thận”.

Có thể bạn quan tâm:

► Gánh nặng nợ khiến SoftBank có nguy cơ trở thành công ty tư nhân do hủy niêm yết


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới