Hủy
Doanh Nghiệp

COVID-19: Doanh nghiệp cần làm gì để ứng phó với khủng hoảng kinh tế?

Hoàng Kim Thứ Tư | 26/08/2020 08:00

Ông Fabio Tiviti, Phó Chủ tịch Infor ASEAN. Ảnh: Infor.

Trong bối cảnh COVID-19, việc áp dụng hệ thống ERP giúp doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng.
 

Đại dịch COVID 19 bất ngờ bùng phát không chỉ tác động mạnh mẽ đến sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp, đảo lộn tình hình kinh doanh của mọi công ty dù lớn hay nhỏ. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Fabio Tiviti, Phó Chủ tịch Infor ASEAN để tìm hiểu về xu hướng kinh doanh trong trạng thái bình thường mới cũng như đề xuất giải pháp ứng phó với tình hình khủng hoảng kinh tế trầm trọng do COVID-19 gây ra.

Xin ông giải thích đôi lời về xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp trong và sau dịch COVID-19.

Ông Fabio Tiviti: Đại dịch COVID-19 gây tác động vô cùng mạnh mẽ lên các doanh nghiệp sản xuất. Hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp này bị gián đoạn bởi sự sụt giảm nhu cầu tiêu dùng bình thường, chưa kể đến các nhà máy lắp ráp bị đóng cửa không rõ thời hạn. Mặt khác, nhu cầu đối với các mặt hàng tiêu dùng chăm sóc sức khỏe lại tăng lên đáng kể.

Trước tình cảnh đó, nhiều công ty đã tái định hướng sản xuất để duy trì hoạt động. Sharp chuyển hướng từ sản xuất điện tử sang mặt nạ phẫu thuật, LVMH chuyển hướng từ sản xuất nước hoa sang nước rửa tay. Ở Việt Nam cũng không ngoại lệ, Lifebuoy lần đầu tiên ra mắt gel rửa tay khô, Grab triển khai thêm các ứng dụng mua sắm đi siêu thị hộ.

Ảnh minh họa: Cio.com.
Ảnh minh họa: Cio.com.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 hiện nay, ông nghĩ sao về tầm quan trọng của việc tái định hướng sản xuất?

Ông Fabio Tiviti: Nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng tái định hướng sản xuất để duy trì sự linh hoạt và đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường. Những “ông lớn” trong ngành công nghiệp tự động hóa toàn cầu như Kia Motors, Ford, và Toyota đều thực hiện tái sử dụng dây chuyền sản xuất để sản xuất mặt nạ và máy thở. Ở Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Vinatex đã chỉ đạo chuyển sang sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn để bù đắp phần thiếu hụt của các sản phẩm truyền thống và xúc tiến xuất khẩu nhằm bù đắp một phần đơn hàng may mặc bị thiếu hụt. Tôi cho rằng đây là một bước đi thông minh, hiệu quả, không chỉ giữ cho dây chuyền sản xuất hoạt động liên tục mà còn tạo điều kiện làm việc cho người lao động, giúp củng cố uy tín doanh nghiệp và thể hiện trách nhiệm xã hội.

Vậy tái định hướng sản xuất có phải là một phần thay đổi tất yếu của trạng thái bình thường mới không?

Ông Fabio Tiviti: Đại dịch xảy ra khiến các doanh nghiệp phải thừa nhận tầm quan trọng của việc linh hoạt thay đổi và ý chí kiên cường trước khó khăn. Những việc ngoài tầm kiểm soát luôn mang lại mối nguy hại lớn cho thị trường. Bài toán đặt ra là làm thế nào các công ty có thể đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh và khả năng phục hồi sau đó. Câu trả lời nằm ở việc liệu các doanh nghiệp có sự ứng phó nhanh nhẹn, kịp thời, có sẵn sàng linh hoạt điều chỉnh cơ cấu vận hành, quy trình sản xuất sao cho phù hợp với thị trường thực tế hay không.

Ảnh minh họa: Corporatecomplianceinsights.
Ảnh minh họa: Corporatecomplianceinsights.

Từ góc nhìn cá nhân, ông nghĩ đâu là trở ngại để các doanh nghiệp tái định hướng sản xuất thành công?

Ông Fabio Tiviti: Tôi cho rằng đây là một nhiệm vụ khó khăn, chứa đựng những rào cản và biến số đáng kể. Các quy định và luật lệ của từng nước lại đưa ra một thách thức khác cho các nhà sản xuất, đặc biệt là xoay quanh vấn đề phát triển các thiết bị y tế.

Đứng trước thách thức này, Công ty Cổ phần Woodsland Việt Nam gần như dừng sản xuất. May mắn thay, một số sản phẩm vẫn có thể xuất được như đồ gỗ nội thất đi Mỹ, Canada, Nhật... Doanh nghiệp dồn sức để làm các đơn hàng này. Bên cạnh đó, cùng với những đơn hàng đã đặt, doanh nghiệp cũng điều chỉnh lại sản xuất một số sản phẩm để đưa vào lưu kho và chờ hết dịch, xuất khẩu trở lại. Tuy nhiên, việc lưu kho cũng không thể chứa hết được lượng hàng cũng như kéo theo khó khăn về vốn.

Theo ông, giải pháp để các doanh nghiệp tái định hướng sản xuất thành công là gì?

Ông Fabio Tiviti: Chìa khóa để tái định hướng sản xuất thành công nằm ở việc xác định nơi có các nguyên liệu và quy trình sản xuất phù hợp với nhu cầu, sau đó vạch ra lộ trình sản xuất một cách đúng đắn. Điểm mấu chốt nằm ở việc ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) để điều hành doanh nghiệp. ERP hỗ trợ các doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực cũng như theo dõi toàn bộ quá trình sản xuất toàn diện hơn, kiểm tra hiệu suất công việc, kiểm soát số lượng hàng di chuyển và lưu kho và cung cấp thông tin quản trị kịp thời. Các doanh nghiệp chưa bắt đầu sử dụng ERP có thể thấy khó khăn, nhưng hiệu quả do giải pháp này mang lại là một nỗ lực đáng để thực hiện.

Phần mềm quản trị doanh nghiệp trên điện toán đám mây chính cung cấp nền tảng ưu việt giúp doanh nghiệp phản ứng nhanh chóng với cơ hội kinh doanh và nhu cầu của khách hàng. Và đặc biệt, phần mềm ERP giúp đảm bảo lộ trình làm việc, giúp doanh nghiệp hoạt động bền bỉ - đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay.

Để hiểu rõ hơn về cách vận hành Cloud ERP, mời truy cập Tại đây

Dựa theo tình hình hiện tại, ông có dự báo gì về các kịch bản cho trạng thái bình thường mới không?

Ông Fabio Tiviti: Tôi chắc chắn rằng công nghệ sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Xu hướng đầu tư cho công nghệ sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Thật khó để nói dự báo chắc chắn về những gì có thể sẽ đến tiếp theo. Tuy nhiên, trong một thế giới V.U.C.A (không ổn định, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ), rõ ràng là các doanh nghiệp ngày nay rất áp lực với lựa chọn thích nghi hoặc có nguy cơ bị loại bỏ. Do đó, đây là thời điểm tốt nhất để các nhà sản xuất áp dụng ERP nhằm nâng cao tính linh hoạt trong cách vận hành các nhà máy sản xuất và phát triển sản phẩm. Sự linh hoạt sẽ là chìa khóa giúp các doanh nghiệp không chỉ tồn tại mà còn phát triển vững mạnh.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới