Hủy
Doanh Nghiệp

Nghị định 116 và "đại chiến" giữa các doanh nghiệp ô tô

Trang Lê Thứ Tư | 28/02/2018 14:20

Quý Hòa

Nghị định 116 ra đời siết chặt các tiêu chuẩn với xe nhập khẩu. Những tiêu chuẩn phi thuế quan đã gây ra cuộc "đại chiến" giữa các doanh nghiệp ô tô.
 

Các doanh nghiệp bất đồng về quy định nhập khẩu ô tô của Nghị định 116

Hãng General Motors của Mỹ vừa quyết định đóng cửa nhà máy tại Gunsan Hàn Quốc. 2.000 công nhân đối diện nguy cơ mất việc và Tổng thống Donald Trump là người vui nhất. Việc các doanh nghiệp Mỹ dần hồi hương, tạo việc làm, đóng thuế để đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại đang đi đúng hướng với chính sách của ông Trump. Câu chuyện này được VnEconomy liên tưởng với Việt Nam.

Trong cuộc gặp mới đây giữa phe lắp ráp trong nước và phe nhập khẩu ngay tại Văn phòng chính phủ, tờ Diễn đàn doanh nghiệp đã phải dùng từ "Đại chiến" doanh nghiệp ô tô trước những quy định mới của Nghị định 116.

Luận điểm các nhà nhập khẩu ô tô cho rằng quy định kiểm tra từng lô là trùng lặp, tốn chi phí thay vì kiểm tra lô đầu tiên. Quy định đường thử là gây gián đoạn, bởi xin đất cả năm chưa được". Tổng giám đốc Toyota Việt Nam cho biết: "Nhiều nhà đầu tư 20 năm tại Việt Nam đã phải đóng cửa vì cái đường chạy thử".

Còn phía doanh nghiệp trong nước như Trường Hải, Huyndai Thành Công lại phản biện: "Chúng tôi lắp ráp xe các hãng nước ngoài, nói xin giấy chứng nhận kiểu loại thì được cấp ngay. Còn chuyện đường thử là đương nhiên để đảm bảo chất lượng và an toàn cho khách hàng".

Cuộc "đại chiến" vì một nghị định hiển nhiên chưa ngã ngũ vì ai cũng bảo vệ quyền lợi của mình. Cái nhìn nhận ngay là lượng ô tô nhập khẩu giảm, một số doanh nghiệp nhập khẩu chết hoặc chuyển ngành.

Tuy nhiên, đó mới chỉ là một nửa câu chuyện. Nửa còn lại được VnEconomy nhìn thấy như sau.

Trong khi Nghị định 116 siết điều kiện nhập một làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào ngành công nghiệp ô tô lại đang được hình thành, từ cả doanh nghiệp FDI lẫn doanh nghiệp nội địa. Mitsubishi nghiên cứu đầu tư nhà máy sản xuất ô tô thứ 2 tại Việt Nam với quy mô 250 triệu USD. Ford nung nấu ý định đẩy mạnh lắp ráp để hưởng thuế 0% với linh kiện, phụ tùng tại Việt Nam. Tín hiệu nội địa còn sáng sủa hơn, Trường Hải khởi công nhà máy lắp ráp Mazda và Vinfast đã quá nổi với dự án xe Việt trị giá 3,5 tỷ USD.

Nghi dinh 116 va
 
Nghi dinh 116 va
Nguồn: xenissanbienhoa

Một nghị định hay chính sách nói chung chắc chắn không thể làm hài lòng tất cả mọi người. Nếu chỉ nghe những lời phàn nàn hay thậm chí "đại chiến" quan điểm trên bàn hội nghị, khó quyết định sẽ theo phe nào bởi thực tế lại đang vận hành theo một hướng hoàn toàn khác với mọi lý lẽ. Đó mới thực sự là tầm nhìn dài hạn của một chính sách. ‎

Nhiều ý kiến khác nhau về quy định nhập khẩu ô tô đã được các bên nêu ra trong buổi làm việc giữa Văn phòng Chính phủ với đại diện các doanh nghiệp ô tô.

Về việc doanh nghiệp nhập khẩu phải có giấy chứng nhận kiểu loại xe do cơ quan chức năng nước ngoài cấp, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho rằng, thường các nước sẽ chỉ cấp loại giấy này cho xe sử dụng trong nước vì họ biết xe trong nước cần những điều kiện gì, còn khó có thể cấp cho xe sử dụng ở một nước khác. Trong khi đó, hầu hết doanh nghiệp trong nước lại bày tỏ sự đồng tình với quy định này.

Một quy định nữa là nhà sản xuất phải có đường thử dài tối thiểu 800m. Tranh cãi xuất phát từ việc thiếu quỹ đất để đầu tư và tác dụng đối với việc kiểm tra chất lượng xe.

Đại diện các cơ quan quản lý Nhà nước cho rằng, các quy định mới sẽ tạo sân chơi bình đẳng giữa doanh nghiệp nhập khẩu và doanh nghiệp sản xuất trong nước, nhằm tạo thương hiệu ô tô riêng của Việt Nam.

Đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ cho biết, Chính phủ sẽ tiếp thu và xem xét từng vấn đề các doanh nghiệp đề cập; đồng thời cũng khẳng định chủ trương của Chính phủ là phát triển ngành công nghiệp ô tô bằng chính sách chứ không phải các rào cản.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới