Hủy
Doanh Nghiệp

Những lý do ACV được giao đầu tư và khai thác sân bay Long Thành

Thái Bình Chủ Nhật | 03/11/2019 11:30

Nguồn ảnh: ACV

ACV là đơn vị chuyên quản lý khai thác cảng hàng không, là nhà đầu tư và nhà khai thác cảng lớn nhất của Việt Nam.
 

Theo tờ trình của Chính phủ, dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai), cách TP.HCM khoảng 40 km về hướng Đông, được Quốc hội thông qua chủ trương năm 2015. Sân bay Long Thành sẽ được xây dựng với công suất thiết kế 100 triệu hành khách và 5 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Tổng mức đầu tư khái toán cho toàn bộ 3 giai đoạn của dự án là 336.600 tỉ đồng (tương đương 16,03 tỉ USD). Cảng hàng không quốc tế Long Thành sau khi hoàn thành sẽ giữ vai trò là cảng hàng không quốc tế cửa ngõ lớn và quan trọng của quốc gia, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực ở giai đoạn 2, giai đoạn 3. Trong giai đoạn 1, sẽ đầu tư xây dựng 1 đường cất hạ cánh; 1 nhà ga hành khách với công suất 25 triệu hành khách/năm; nhà ga hàng hóa 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm và các hạng mục phụ trợ và nhà đầu tư được thuyết trình giao là Nhà đầu tư và nhà khai thác là Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV).

Về năng lực của ACV, chia sẻ với truyền thông, ông Lê Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải nêu rõ cơ sở cho lựa chọn này: “ACV là đơn vị chuyên quản lý khai thác cảng hàng không, là nhà đầu tư và nhà khai thác cảng lớn nhất của Việt Nam.  ACV có tiềm lực tài chính tốt, có đội ngũ cán bộ công nhân viên dồi dào. Và ACV là Tổng Công ty quản lý nhà nước. Mặc dù giao ACV là chủ đầu tư, nhưng từng hạng mục một chúng tôi vẫn tổ chức đấu thầu để đảm bảo chi phí đầu tư hiệu quả”.

ACV là đơn vị chuyên quản lý khai thác cảng hàng không, là nhà đầu tư và nhà khai thác cảng lớn nhất của Việt Nam. Nguồn ảnh: VietNam Daily
ACV là đơn vị chuyên quản lý khai thác cảng hàng không, là nhà đầu tư và nhà khai thác cảng lớn nhất của Việt Nam. Nguồn ảnh: VietNam Daily

Về quy định của pháp luật, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể  chia sẻ, đây là dự án xây dựng cảng hàng không mới nên theo quy định của Luật Đấu thầu, phải thực hiện đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện Dự án. Do đó, việc giao ACV đầu tư, khai thác Cảng cần phải được Quốc hội thông qua.  Vì "trường hợp tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư sẽ mất thêm thời gian khoảng 1,5 - 2 năm, trong khi ngoài ACV, khó có đơn vị nào đủ điều kiện về năng lực, kinh nghiệm, đáp ứng các yêu cầu về quốc phòng an ninh và lợi ích quốc gia đối với một cảng hàng không quốc tế cửa ngõ, quan trọng quốc gia như cảng hàng không quốc tế Long Thành”.

Liên quan đến tài chính của ACV, tờ trình báo cáo nghiên cứu khả thi sân bay Long Thành của Chính phủ gửi Quốc hội, tại phụ lục 6 đã nêu khá nhiều thông tin về nhu cầu, kế hoạch cân đối nguồn lực của ACV để đầu tư công trình này.

Cụ thể, giai đoạn 1, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ACV khoảng 98.014 tỷ đồng (4,194 tỷ USD), để đảm bảo khả năng trả nợ thì yêu cầu tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu của nhà đầu tư là 30%, bằng 1,258 tỷ USD.

Trong khi đó, theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán của ACV, đến ngày 31/12/2018 ACV đã tích luỹ được lượng tiền mặt là 24.268 tỷ đồng. Giai đoạn 2019 -2025 dự kiến tăng trưởng doanh thu bình quân 8-10%/năm, lợi nhuận trước thuế 10-12%, lợi nhuận sau thuế 10-12%/năm.

Số liệu chi tiết được nêu tại phục lục này cho thấy số tiền ACV tích luỹ được tăng dần, từ 8.304 tỷ năm 2019 đến 17.729 tỷ năm 2025, tổng cả giai đoạn là 83.737 tỷ đồng.

Phụ lục này cho biết, dòng tiền còn lại của ACV đến năm 2025 sau khi chi đầu tư 21 cảng hàng không (không bao gồm khu bay) là 12.339 tỷ đồng. Như vậy, nguồn tích luỹ (vốn tự có) mà ACV cân đối từ 2019 - 2025 là 24.268 tỷ đồng + 12.339 tỷ đồng = 36.607 tỷ đồng, tương đương 1,566 tỷ USD, lớn hơn vốn tự có tối thiểu là 1,258 tỷ USD để đầu tư dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1.

Về giai đoạn 2 (2026- 2030) tổng nhu cầu vốn đầu tư khoảng 2,8 tỷ USD, Chính phủ cho biết ACV đảm bảo cân đối đủ nguồn tiền, không sử dụng vốn vay để thực hiện đầu tư giai đoạn 2 sân bay Long Thành.

Lãnh đạo Bộ GTVT cũng nêu rõ, một trong những nội dung mới của báo cáo là Chính phủ muốn đề xuất Quốc hội thông qua việc giao cho ACV đầu tư các hạng mục chính giai đoạn 1 của dự án quan trọng này, bao gồm 4 hạng mục: 

1. Các công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước: giao Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đầu tư, sau đó cho các cơ quan quản lý nhà nước thuê lại; 

2. Các công trình phục vụ quản lý bay, giao cho Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) trực tiếp đầu tư bằng vốn của doanh nghiệp; 

3. Các công trình thiết yếu của cảng hàng không, giao cho ACV trực tiếp đầu tư bằng vốn của doanh nghiệp; 

4. Các công trình dịch vụ giao ACV hợp tác đầu tư, nhượng quyền đầu tư, khai thác hoặc xã hội hóa đầu tư. Hình thức đầu tư: theo quy định của luật Đầu tư.

Giao cho ACV xây sân bay Long Thành, có đáng lo ngại hay không?

HSC: Việc nhà nước mua lại cổ phần ACV sau năm 2025 sẽ không xảy ra


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới