Hủy
Doanh Nghiệp

Thủy sản quý III: Vua cá, vua tôm đều gặp khó

Vũ Hoài Thứ Ba | 19/11/2019 10:20

Thủy sản quý III: Vua cá, vua tôm đều gặp khó. Nguồn: Vietnamfinance

Trong quý III/2019, nhiều doanh nghiệp thủy sản đang gặp bài toán khó về nguồn nguyên liệu đầu vào khiến nhiều doanh nghiệp giảm lãi, thậm chí thua lỗ...
 

Đầu tiên, buồn nhất có lẽ là Thủy sản Hùng Vương (HoSE:HVG) với khoản lỗ hơn 84 tỷ đồng.

Cụ thể, theo số liệu trên báo cáo tài chính công ty mẹ giữa niên độ 2018-2019, lũy kế đến 30/09/2019, Thủy sản Hùng Vương lỗ gần 189 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số hơn 190 tỷ đồng cùng kỳ 2018.

 

Cụ thể, xét riêng trong quý IV/2019, doanh thu thuần của HVG giảm mạnh so với quý cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu xuất khẩu giảm mạnh nhất, kế đến là doanh thu từ thức ăn chăn nuôi, và cuối cùng là doanh thu từ thủy sản nội địa. Đồng thời, trong quý IV/2019, HVG không còn ghi nhận doanh thu nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi, trong khi cùng kỳ 2018, con số này là hơn 390 tỷ đồng.  

Thủy sản Hùng Vương cho biết, kết quả không tốt của Thuế chống bán phá giá kỳ POR 14 mà Bộ Thương mại Hoa Kỳ áp dụng cho Hùng Vương khiến cho sản lượng xuất khẩu của Công ty giảm sút. Ngoài ra, giá cá nguyên liệu đầu vào giảm gần 50% làm giá xuất khẩu cũng giảm theo, trong khi đó hàng tồn kho của Công ty giá thành đang ở mức cao. Chính những điều này đã dẫn đến kết quả kinh doanh thua lỗ của Hùng Vương trong quý IV/2019.

Tình hình cũng không mấy khả quan với kết quả kinh doanh của “vua cá” Vĩnh Hoàn với sự sụt giảm mạnh trong kết quả kinh doanh.

Sản lượng cùng giá bán giảm, “vua cá” Vĩnh Hoàn giảm lãi tới 58%

Theo số liệu trên báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2019 của CTCP Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC), cả doanh thu và lợi nhuận của Công ty đều giảm mạnh trong quý III/2019. Biên lợi nhuận gộp cũng giảm tới 10,4 điểm % so với quý III/2018. Trong khi doanh thu, biên lợi nhuận gộp giảm mạnh thì các chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng lại tăng mạnh trong quý III/2019. Tổng kết quý III/2019, Vĩnh Hoàn báo lãi hơn 58% so với cùng kỳ năm trước.

Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, lãi sau thuế của Vĩnh Hoàn giảm nhẹ 5% so với cùng kỳ năm trước.

Trong lần chia sẻ mới đây, đại diện Công ty cho biết, năm 2019, Vĩnh Hoàn vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranh ở thị trường Mỹ khi tiếp tục được hưởng mức thuế chống bán phá giá. Dự báo, những tháng cuối năm, xuất khẩu sang Mỹ sẽ phục hồi, trong khi đó, thị trường EU và Trung Quốc vẫn duy trì tốt.

Cùng chung nỗi buồn với “vua cá”, “vua tôm” Minh Phú cũng lao đao vì nguồn nguyên liệu đầu vào.

Có thể nói, từ đầu năm 2019, CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC) đã gặp những khó khăn về nguồn nguyên liệu đầu vào khiến kết quả kinh doanh suy giảm mạnh.

Nguồn: NCĐT tổng hợp.
Nguồn: NCĐT tổng hợp.

Những quý của năm 2018, lãi sau thuế của Minh Phú duy trì ở mức cao, đạt hàng trăm tỷ đồng mỗi quý.

Tuy nhiên, đến đầu năm 2019, do nguồn cung nguyên liệu khan hiếm, không đáp ứng đủ công suất sản xuất của nhà máy trong khi giá bán thành phẩm lại không tăng. Điều này khiến cho lợi nhuận sau thuế của Minh Phú giảm mạnh trong quý I và quý II/2019, chỉ đạt mức hai chữ số về lợi nhuận. Đến quý III/2019, lại là những câu chuyện về nguồn nguyên liệu cùng với những khó khăn ở các thị trường xuất khẩu, Minh Phú lại báo lãi sau thuế giảm hơn 23% so với cùng kỳ năm trước. 

Mới đây, để giải bài toán về nguồn nguyên liệu đầu vào, Minh Phú đã quyết định chi thêm 280 tỷ đồng cho dự án nuôi tôm Minh Phú - Lộc An.

Trước tình hình chung về nguồn nguyên liệu, Thủy sản Nam Việt (HoSE: ANV) cũng đang đẩy mạnh  phát triển dự án nuôi trồng Bình Phú

Được biết, đây là dự án vùng nuôi công nghệ cao Bình Phú với diện tích gần 600 hecta sẽ được xây dựng và hoàn thành trong năm 2019-2020. Theo báo cáo hồi tháng 08/2019 của Công ty chứng khoán Phú Hưng (PHS), Công ty chứng khoán này kỳ vọng dự án Bình Phú sẽ giúp nâng khả năng tự chủ cá nguyên liệu của Nam Việt lên mức 120.000 tấn cá nguyên liệu mỗi năm, từ đó ước tính tăng giá trị xuất khẩu lên gấp đôi so với năm 2018. 

 

Trong các doanh nghiệp thủy sản quý III/2019, Thủy sản Nam Việt có lẽ tích cực nhất khi cả doanh thu và lợi nhuận đều có sự tăng trưởng. Cụ thể, lãi sau thuế của ANV trong quý III/2019 tăng gần 34% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, lãi sau thuế tăng hơn 64% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, khoản mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng mạnh nhất, hơn 74,6% trong quý III/2019 so với hồi đầu năm, ghi nhận giá trị hơn 686 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí phát sinh từ dự án khu nuôi trồng Thủy sản Bình Phú bao gồm tiền đất, chi phí xây dựng các khu nuôi trồng thủy sản,...

Như vậy, nguồn cung nguyên liệu đang trở thành khó khăn lớn nhất, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản. 

Đánh giá chung về ngành Thủy sản, Công ty chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC) cho rằng khó có thể kỳ vọng mức tăng trưởng đột biến ở các doanh nghiệp thủy sản trong năm 2019 do năm 2018 đã ghi nhận mức tăng trưởng cao. Nguồn cung cá tra mở rộng (mở rộng vùng nuôi, tăng công suất nhà máy) sẽ tạo áp lực đến việc giảm giá bán sản phẩm.

 

Thị trường Trung Quốc tiếp tục là thị trường duy trì được mức tăng trưởng cao trong bối cảnh ngành chung đang suy giảm. Do đó, các doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu vào Trung Quốc lớn (ANV) sẽ được hưởng lợi lớn hơn doanh nghiệp xuất khẩu vào các thị trường đang sụt giảm (VHC).

►Thủy sản Nam Việt báo lãi tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm

►Thiếu hụt nguyên liệu, Minh Phú chi thêm 280 tỷ đồng nuôi tôm

►Báo lãi ròng giảm 58% trong quý III, Vĩnh Hoàn liệu có khởi sắc trong quý IV?


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới