Hủy
Doanh Nghiệp

Truy xuất nguồn gốc, đòi hỏi tất yếu của người tiêu dùng

Thứ Sáu | 26/09/2014 18:22

 

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm là một công cụ giảm thiểu rủi ro để bảo vệ con người và sức khỏe động vật / thực vật bằng cách giảm đáng kể số lần phản ứng với sự cố, giới hạn phạm vi thu hồi, và tối thiểu số lượng người tiêu dùng tiếp nhận sự cố. Giảm nguy cơ này cũng có ích cho lợi nhuận và nâng cao hình ảnh thương hiệu cho nhà cung cấp.

Mặc dù ở Việt Nam những khái niệm này còn tương đối mới mẻ với người tiêu dùng. Nhưng trước những nhu cầu bức thiết về an toàn thực phẩm, chắc chắn việc áp dụng và đòi hỏi khả năng truy nguyên nguồn gốc từ người tiêu dùng và các nhà bán lẻ sẽ ngày càng mạnh mẽ.

Khó khăn thực sự trong việc đưa các tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc vào trong thực tế nằm ở quá trình triển khai. Các hệ thống truy xuất nguồn gốc đầu tiên được triển khai đã thực hiện việc này bằng cách ghi chép bằng tay lên các thẻ cứng. Tuy nhiên quy trình này sẽ không đảm bảo khả năng tiếp cận dễ dàng hệ thống truy xuất nguồn gốc của người dùng cuối. Và trên thực tế việc này là không khả thi nếu không có các hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử.

Ở Việt Nam, hiện cũng đã có hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử Trace Verified của công ty Sắc ký Hải Đăng thực hiện việc này. Với những sản phẩm có dán nhãn theo hệ thống truy xuất nguồn gốc, người dùng chỉ cần cài một ứng dụng trên smartphone của mình, là có thể dễ dàng kiểm tra được xuất xứ của sản phẩm.

Thực ra trên thế giới, đòi hỏi về truy xuất nguồn gốc đang thực sự diễn ra và trở thành yêu cầu bắt buộc chứ không chỉ còn là xu hướng.

Tại mỗi thị trường nhập khẩu, nhất là những thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc đều có những yêu cầu rất chặt chẽ về kiểm soát chất lượng và truy xuất. Chính vì thế việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử sẽ là việc làm cần thiết để sản phẩm nông- thuỷ sản của chúng ta có mặt được tại những thị trường khó tính này.

Minh bạch thông tin là yêu cầu khách quan, sẽ bắt buộc doanh nghiệp phải thay đổi để có thông tin tốt, cung cấp cho thị trường. Để nâng cao ý thức trách nhiệm về đạo đức kinh doanh ở mỗi đơn vị, Vasep đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần quy định bắt buộc ghi trên nhãn của mỗi sản phẩm để người dùng có căn cứ lựa chọn. Doanh nghiệp không làm đúng như nhãn mác sẽ bị truy tố gian lận thương mại.

Việc áp dụng truy xuất nguồn gốc điện tử mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều thuận lợi. Thông qua hệ thống mã số, mã vạch in trên bao bì sản phẩm các nhà nhập khẩu hoặc người tiêu dùng hoàn toàn có thể dùng smartphone để truy cứu được nguồn gốc thông tin về sản phẩm đó một cách nhanh chóng và dễ dàng. Và khi đã áp dụng hệ thống này thì doanh nghiệp xuất khẩu sẽ chiếm được lòng tin của các nhà nhập khẩu, từ đó việc xuất khẩu các mặt hàng nông thuỷ sản của Việt Nam sẽ được thuận lợi hơn rất nhiều. Từ đó khả năng cạnh tranh cũng được nâng lên.

Việc thực hiện truy xuất nguồn gốc cũng giúp các doanh nghiệp đối phó tốt với nạn ghi, dán nhãn giả. Chẳng hạn với thủy sản vùng Vịnh. Có một thực tế là do được ưa thích, mà trên thị trường thế giới đã có một sự lạm phát các loại hải sản dán nhãn vùng Vình, bất kể chũng có nguồn gốc từ đâu. Và tình trạng này đã làm thiệt hại doanh số đáng kể cho các doanh nghiệp tại nơi đây do không thể cạnh tranh về giá. Nhưng việc triển khai một hệ thống truy xuất nguồn gốc mà các nhà bán lẻ và tiêu dùng dễ dàng tiếp cận đã góp phần rất lớn loại bỏ tình trạng này. Thời hạn mở cửa thị trường ASEAN đã đến rất gần. Việt Nam cũng đang tích cực thúc đẩy tiến trình đàm phán TPP. Các doanh nghiệp thực phẩm của Việt Nam rõ ràng cần chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình hội nhập sâu rộng hơn, với sức cạnh tranh găt gao hơn từ thị trường thế giới. Việc chuẩn bị những công cụ mạnh để đi ra thế giới như truy xuất nguồn gốc là việc cần sẵn sàng ngay từ bây giờ trước khi trở nên quá muộn.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới