Hủy
Doanh Nghiệp

VinaFood 1 dừng mua vốn doanh nghiệp trong năm 2018

Thanh Hương Thứ Tư | 26/09/2018 08:24

Trước áp lực cổ phần hóa và xóa độc quyền xuất khẩu lúa gạo của nhà nước, Vinafood 1 đang tập trung cốt lõi.
 

Trong đó, Vinafood 1 (Tổng công ty Lương thực Miền Bắc) đưa ra quyết định kế hoạch đầu tư sẽ đẩy mạnh tập trung đầu tư sản xuất trực tiếp, và dừng các hoạt động đầu tư vốn doanh nghiệp. 

Đẩy mạnh thoái vốn và chuyển nhượng

Cụ thể, công ty sẽ không mua cổ phần vốn góp tại 2 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu rau quả và một doanh nghiệp chế biến gạo trong năm 2018 như kế hoạch đã được phê duyệt với tổng mức đầu tư các dự án là gần 280 tỉ đồng.

Thay vào đó, công ty điều chỉnh bổ sung kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2018 của công ty mẹ - Tổng công ty Lương thực miền Bắc để hình thành tài sản là cơ cở sản xuất, chế biến nhằm tăng năng lực thu mua, tạm trữ, chế biến lương thực, nông sản phục vụ sản xuất kinh doanh.

Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt phương án cơ cấu lại Vinafood 1 với việc thực hiện cổ phần hóa trong năm 2019, Nhà nước nắm giữ trên 65% đến 75% vốn điều lệ.

Các dự án nhận chuyển nhượng nhà máy chế biến lúa gạo tại đồng bằng Sông Cửu Long (mức đầu tư 70 tỉ đồng), dự án nhận chuyển nhượng nhà máy chế biến nông sản tại Bình Định (mức đầu tư 90 tỉ đồng) được điều chỉnh tỷ lệ giải ngân từ 50 – 95%.

Trong khi đó, 2 dự án là nhận chuyển nhượng nhà máy thu mua chế biến xuất khẩu gạo tại đồng bằng Sông Cửu Long (mức đầu tư 100 tỉ đồng) và mua sắm thiết bị tổng kho An Giang (mức đầu tư 21 tỉ đồng) được điều chuyển từ kế hoạch mua vốn sang kế hoạch đầu tư xây dựng trực tiếp.

Lợi nhuận hợp nhất trung bình đạt 278 tỉ đồng/năm, công ty mẹ đạt 268 tỉ đồng/năm. Kim ngạch xuất khẩu toàn bộ tổ hợp trung bình đạt 304 triệu USD, công ty mẹ đạt trên 242 triệu USD.

Giữ thị trường và đầu tư cốt lõi

Những năm qua, Vinafood 1 cho biết vẫn giữ vững thị trường Cuba với sản lượng gạo xuất khẩu đạt 400.000 tấn/năm, quay lại và gia tăng sản lượng gạo xuất khẩu vào thị trường Iraq giá trị hợp đồng bình quân từ 120.000 – 240.000 tấn gạo thơm, tham gia thắng thầu các thị trường tập trung lớn như Indonesia, Malaysia.

VinaFood 1 dung mua von doanh nghiep trong nam 2018
 

Kết thúc năm 2017, Công ty có sản lượng cao nhất cả nước về xuất khẩu gạo, kim ngạch đạt gần 346 triệu USD. Ngoài gạo, Vinafood 1 đã tiêu thụ nội địa và xuất khẩu trên 200.000 tấn sắn lát/năm, tiêu thụ lượng lớn nông sản tại Tây Nguyên.

Hoạt động chế biến, kinh doanh nội địa, Vinafood 1 chế biến, lưu thông, tiêu thụ trên 1 triệu tấn gạo và nông sản. Ngành hàng chế biến bột mì duy trì được thị phần, tổng lượng bột mì sản xuất tiêu thụ đạt trên 270.000 tấn, chiếm trên 50% thị phần phía Bắc. Công ty TNHH Sản xuất Bột mỳ Vimaflour là đơn vị thành viên đóng góp lợi nhuận được chia nhiều nhất cho Vinafood 1.

Với ngành muối, mặc dù gặp khó khăn do diễn biến thời tiết phức tạp và giá thành sản xuất muối cao, tuy nhiên báo cáo của Vinafood 1 cho biết nhiều đơn vị có lãi và giảm lỗ so với trước. Sản phẩm xuất khẩu vẫn giữ được thị phần mà mở rộng thêm khách hàng mới tại Mỹ, Nhật.

Về tình hình đầu tư vào các công ty con, tại thời điểm 1.1.2015, Vinafood 1 có vốn đầu tư vào 30 công ty con, đến cuối năm 2017 con số này còn lại 24.

Trong 3 năm, Công ty tăng vốn đầu tư tại 5 công ty thành viên với số tiền trên 271 tỉ đồng (trong đó tăng vốn tại 3 công ty cổ phần, 1 công ty TNHH và cổ phần hóa 1 công ty).

Công ty cũng đã thoái vốn tại 10 công ty con theo đề án tái cơ cấu 2011 – 2015, tổng vốn gốc thoái gần 42 tỉ đồng. Bình quân 3 năm, tỷ xuất lợi nhuận/cổ tức được chia từ vốn đầu tư là 6,4%.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới