Hủy
Kinh Doanh

Căng thẳng Mỹ-Trung sẽ ảnh hưởng đến GDP Việt Nam?

Thái Bình Thứ Năm | 07/06/2018 08:25

Oxford Economics nhận định, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung có thể khiến tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2018 giảm nhẹ, đạt khoảng 6,6%.
 

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Vừa đánh, vừa nhìn

Bloomberg: Việt Nam đang chiến thắng trong chiến tranh thương mại


Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2018 khó đạt mức 6,8% như năm 2017. Đây là nhận định của Oxford Economics tại Lễ công bố Báo cáo triển vọng kinh tế Đông Nam Á Quý II/2018 diễn ra sáng 6/6 tại Hà Nội.

Các số liệu thống kê đều cho thấy Mỹ và Trung Quốc đều là các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Việt Nam xuất siêu sang Mỹ và đồng thời nhập siêu nguyên liệu từ Trung Quốc.

Cang thang My-Trung se anh huong den GDP Viet Nam?
GDP Việt Nam trong những năm qua

Các số liệu thống kê đều cho thấy rằng, Mỹ và Trung Quốc đều là các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Việt Nam xuất siêu sang Mỹ, và đồng thời nhập siêu nguyên liệu từ  Trung Quốc. Khi quan hệ Mỹ - Trung căng thẳng, việc điều chỉnh cơ cấu của Trung Quốc có thể thúc đẩy hàng hóa của nước này xuất khẩu vào Việt Nam. Nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc đối với các sản phẩm từ Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) cũng giảm. Tăng trưởng kinh tế của toàn khu vực có thể sẽ giảm xuống còn 4,9%.

"Tuy sức cầu ngoài nước của Việt Nam dự kiến giảm nhẹ, nhưng cầu trong nước được dự báo sẽ tăng, nhờ thu hút luồng vốn FDI tốt, chi tiêu tiêu dùng sôi động và nới lỏng chính sách tiền tệ" – bà Sian Fenner đánh giá.

Theo thống kê của Oxford Economics, số vốn FDI đăng ký mới đã tăng 40% và năm 2018 Việt Nam sẽ đạt kết quả tốt về thu hút đầu tư nước ngoài, phần nào bù đắp cho tăng trưởng xuất khẩu giảm. Ngân hàng Nhà nước cũng đã đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 17% trong năm 2018.

Bà Sian Fenner, Cố vấn kinh tế ICAEW kiêm Chuyên gia kinh tến trưởng khu vực Châu Á của Oxford Economics cho biết: "Tại Việt Nam, tăng trưởng kinh tế có giảm một chút trong quý I, xuống mức 7,7% so với cùng kỳ, sau khi đã đạt kết quả rất tốt vào thời điểm cuối 2017. Tuy nhiên, nếu tính từng quý thì đây vẫn là kết quả quý I tốt nhất trong 10 năm qua nhờ duy trì tiềm lực của lĩnh vực sản xuất công nghiệp, ngành dịch vụ hoạt động tốt và sản lượng nông nghiệp tăng. Nhìn chung, năm 2018, GDP của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 6,6%, giảm nhẹ so với 6,8% của năm ngoái" -

Vấn đề quốc tế đang nổi lên hiện nay là mâu thuẫn về thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Điều này làm tăng nguy cơ dẫn đến kịch bản chiến tranh thương mại theo "tình huống xấu". Dù không phải là mục tiêu nhưng kinh tế Việt Nam vẫn sẽ chịu các tác động từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc.

Bà Sian Fenner phân tích thêm: "Là một nền kinh tế nhỏ, mở cửa, phụ thuộc nhiều vào thương mại đối ngoại, bảo hộ tăng và thương mại toàn cầu giảm sẽ có hiệu ứng lan tỏa đáng kể đến Việt Nam, dù Việt Nam không phải là mục tiêu trực diện của chính sách tăng thuế quan. Sự phụ thuộc của Việt Nam vào đầu tư nước ngoài cũng sẽ khiến Việt Nam dễ chịu ảnh hưởng khi tâm lý toàn cầu thay đổi".


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới