Hủy
Kinh Doanh

Không cấm nhưng không thừa nhận hôn nhân đồng giới

Thứ Năm | 07/11/2013 07:00

Tuy không thừa nhận, nhưng dự thảo luật cũng quy định cụ thể nguyên tắc giải quyết quan hệ chung sống giữa những người đồng giới.
 

Trình bày Tờ trình dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi tạiQuốc hội chiều nay (6/11), Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết: Dự thảo bãi bỏ quy định cấmkết hôn giữa những người cùng giới tính trong luật hiện hành và sửa đổi thành "Nhà nước không thừanhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính", đồng thời quy định cụ thể nguyên tắc giảiquyết quan hệ chung sống giữa họ.

Các trường hợp người đồng tính ở Việt Nam công khai việc sống chungvà được gia đình họ thừa nhận ngày càng tăng lên. Cộng đồng người đồng tính cũng đã thể hiện mong muốn được Nhà nước công nhận và bảo vệ quyền được sống theo bảndạng giới và khuynh hướng tính dục của mình.

Ở góc độ quyền con người, việc bỏ quy định cấm kết hôn đồng tính thể hiện tính nhân văn, góp phần giảm sự kỳ thị và là cơ sở pháp lý giải quyết hậu quả trên thực tế đối với tình trạng chung sống của người đồng giới.

The Pink Choice - Bộ ảnh về người đồng tính tại VN của tác giả Maika đã giành giải thưởng ảnh báo chí TG
The Pink Choice - Bộ ảnh về người đồng tính tại VN của tác giả Maika đã giành giải thưởng ảnh báo chí TG

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tỷ lệ người đồng tính, songtính trong dân cư cho thấy có khoảng từ 1% đến 9% người ở độ tuổi sinh hoạt tình dục tự nhận họ làngười đồng tính hoặc song tính.

Theo Điều tra về phát triển gia đình của Hoa Kỳ (National Survey onFamily Growth - NSFG) năm 2002 thì có 4,1% nam giới, 4,1% nữ giới nhận mình là người đồng tính. Nếulấy tỷ lệ trung bình "an toàn" được nhiều nhà khoa học thừa nhận là 3% thì con số tạm tính lượngngười đồng tính, song tính ở nước ta vào khoảng 1,65 triệu người (tính trên dân số ở độ tuổi từ 15đến 59).

Dù pháp luật hiện hành cấm việc kết hôn đồng giới nhưng việc chung sống như vợ chồng giữa những người này vẫn diễn ra.

Chính phủ cho rằng việc cấm đoán và xử lý hành chính như hiện hành không còn phù hợp, cần thay đổi quan niệm và phương thức quản lý. Nhà nước không thừa nhận hôn nhânđồng giới nhưng cũng không can thiệp bằng các biện pháp hành chính vào quyềnđược sống theo bản dạng giới, khuynh hướng tính dục của họ.

Pháp luật cũng cần có quy định thích hợp để giúp họ giải quyết một cách ổn thỏa các hậu quảpháp lý của việc sống chung này nhằm góp phần bảo đảm các quyền, lợi ích chính đáng của các đươngsự và sự ổn định của xã hội.

Tính đếntháng 8/2013, đa số các quốc gia không cấm kết hôn đồng giới nhưng cũng khôngthừa nhận hôn nhân giữa họ (Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc…); 16 quốc gia công nhận (Hà Lan, Bỉ, Argentina, Tây Ban Nha, Canada, Nam Phi, Na Uy, ThụyĐiển, Bồ Đào Nha, Iceland, Đan Mạch, Urugoay, New Zealand, Pháp, Anh, Brazil); 17 quốc gia không thừa nhận hôn nhân nhưng đã thừa nhận việc chung sống có đăng ký giữa những người cùng giớitính (Đức, Áo, Colombia, Hungary, Thụy Sỹ, Slovenia…).

Một số nước giải quyết vấn đề này theo một lộ trình. Trước hết, Nhà nước thừa nhận việc chung sống như vợ chồng, sau đó mới thừa nhận hôn nhân hợp pháp.

Canada thừa nhận quyền chung sống đồng giới vào năm 1999 và thừa nhận hôn nhân hợp pháp vào 2005. Pháp thừa nhận quyền chung sống từ năm 1999 nhưng tận năm 2013 mới thừa nhận hôn nhân của họ.

Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc Hội hiện tán thành với dự thảo của Chính phủ, dù cho biết vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.

Nguồn Chinhphu.vn


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới