Hủy
Kinh Doanh

Lạm phát sẽ tạo đỉnh trong năm 2022?

Nhật Lệ Thứ Tư | 06/07/2022 13:46

Nếu tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hoặc giá hàng hóa gia tăng tiếp tục kéo dài, lạm phát ở nhiều nước có thể sẽ tăng trên mức mục tiêu, trong đó có Việt Nam. Ảnh: TL

Hiện nay, nền kinh tế toàn cầu đang đối diện với rủi ro tăng trưởng chậm lại (stagnation) trong bối cảnh lạm phát cao (inflation).
 

Tăng trưởng GDP các nước được dự báo chậm lại trong năm 2022-2023, với nhiều rủi ro, chủ yếu do đứt gãy chuỗi cung ứng, lạm phát cao, các ngân hàng trung ương thế giới thắt chặt tiền tệ quyết liệt hơn để kiềm chế lạm phát. 

 

Lạm phát đến từ chi phí đẩy khi đứt gãy chuỗi cung ứng do phía sản xuất chưa phục hồi sau khi bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, trong khi Trung Quốc vẫn kéo dài phong tỏa để theo đuổi mục tiêu Zero COVID. Thêm vào đó, chiến tranh Nga - Ukraine đẩy giá dầu, khí tự nhiên và nhiều loại hàng hóa khác lên mức cao trong nhiều năm. Hệ lụy sau thời gian thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ của các nền kinh tế lớn trong thời gian dịch COVID-19 tác động.

Trong báo cáo được công bố mới đây, Công ty Chứng khoán Mirae Asset cho biết họ đặt kỳ vọng lạm phát các nước sẽ tạo đỉnh trong năm 2022 và hạ nhiệt sau đó, khi chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt, kèm theo kì vọng giá năng lượng và thực phẩm hạ nhiệt và nguồn cung hồi phục. Tuy nhiên, nếu tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hoặc giá hàng hóa gia tăng tiếp tục kéo dài, lạm phát ở nhiều nước có thể sẽ tăng trên mức mục tiêu, trong đó có Việt Nam.

 

Lạm phát của Việt Nam tăng, khi giá xăng dầu trong nước liên tục tăng mạnh theo giá dầu thế giới, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào, chi phí vận chuyển, và nhu cầu hồi phục trở lại sau dịch. 

Theo Mirae Asset, lạm phát trong nước tăng cao trong nửa đầu năm lên mức 3,4% do giá cả lương thực đang gia tăng do thời tiết xấu, giá cả vận chuyển tăng, chịu ảnh hưởng chiến tranh Nga – Ukraine. Cùng với đó, sự tăng giá hàng hóa và nguyên vật liệu đầu vào có khả năng kéo dài do nhu cầu tiêu dùng hồi phục trong khi nguồn cung bị đứt gãy và tác động của gói hỗ trợ lớn của Chính phủ, kèm theo tăng trưởng tín dụng cao. Tuy vậy, Mirae Asset cho rằng các chính sách đảm bảo cân đối cung cầu và ổn định thị trường của Chính phủ, đi kèm nỗ lực điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước sẽ góp phần kiềm chế lạm phát. “Do vậy chúng tôi vẫn giữ nguyên dự phóng lạm phát cuối năm 2022 khoảng 3,9%, so với mức dự phóng của các tố chức là 3,6%”, Mirae Asset nhận định. 

Có thể bạn quan tâm 

Trú ẩn trong bão đình lạm


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới