Hủy
Kinh Doanh

Tính đến ngày 16/9, tín dụng tăng 4,81% so với cuối năm 2019

Minh Anh Thứ Tư | 23/09/2020 21:58

Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng đã vào cuộc kịp thời, khẩn trương triển khai các biện pháp hỗ trợ khách hàng và đạt được những kết quả tích cực. Ảnh: baonhandan

Trong cuộc họp báo vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đưa ra thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý III/2020 với mức tăng trưởng tín dụng 4,81%.
 

Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và ngoại hối, hỗ trợ phục hồi kinh tế trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19. Đến ngày 15.9, tổng phương tiện thanh toán M2 tăng 7,58% so với cuối năm 2019. 

Trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19, trong những tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã liên tiếp điều chỉnh giảm 2 lần các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm 1-1,5%/năm để hỗ trợ thanh khoản cho tổ chức tín dụng (TCTD). Bên cạnh đó cũng tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ Ngân hàng Nhà nước, giảm 0,6-0,75%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng và giảm 1%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên, hiện ở mức 5,0%/năm, để hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp và người dân.

Mặc dù nguồn vốn và thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng dồi dào, sẵn sàng cung cấp đủ, kịp thời tín dụng cho nền kinh tế, nhưng do cầu tín dụng còn rất yếu trước tác động của dịch COVID-19 nên tín dụng tăng chậm so với cùng kỳ 2019, đến ngày 16.9, tín dụng tăng 4,81% so với cuối năm 2019.

Với các ngân hàng, tác động lớn nhất là cầu tín dụng rất thấp. Mặc dù các ngân hàng đưa ra nhiều gói tín dụng lãi suất thấp, Ngân hàng Nhà nước cũng nới room cho tất cả các ngân hàng có nhu cầu và có khả năng tăng trưởng tín dụng, song số lượng khách hàng có nhu vay vẫn rất ít. Tổng số dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi COVID-19 lên tới 25%.
 

Mặc dù nguồn vốn và thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng dồi dào, sẵn sàng cung cấp đủ, kịp thời tín dụng cho nền kinh tế, nhưng do cầu tín dụng còn rất yếu trước tác động của dịch COVID-19 nên tín dụng tăng chậm so với cùng kỳ 2019. Ảnh: TTXVN
Mặc dù nguồn vốn và thanh khoản của hệ thống tổ chức tín dụng dồi dào, sẵn sàng cung cấp đủ, kịp thời tín dụng cho nền kinh tế, nhưng do cầu tín dụng còn rất yếu trước tác động của dịch COVID-19 nên tín dụng tăng chậm so với cùng kỳ 2019. Ảnh: TTXVN

Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, hệ thống các tổ chức tín dụng đã vào cuộc kịp thời, khẩn trương triển khai các biện pháp hỗ trợ khách hàng và đạt được những kết quả tích cực. Về hỗ trợ tín dụng theo Thông tư số 01/2020/TT-NHNN, đến ngày 14.9, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho trên 271.000 khách hàng với dư nợ 321.000 tỉ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho gần 485.000 khách hàng với dư nợ 1,18 triệu tỉ đồng; đặc biệt các tổ chức tín dụng đã cho vay mới lãi suất ưu đãi (thấp hơn phổ biến từ 0,5 - 2,5% so với trước dịch) với doanh số lũy kế từ 23.1 đến nay đạt 1,6 triệu tỉ đồng cho 310.000 khách hàng.

Chất lượng quản trị, điều hành của các tổ chức tín dụng từng bước được nâng cao, tiệm cận với thông lệ quốc tế; hầu hết các tổ chức tín dụng đã áp dụng tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư số 41/2016/TT-NHNN theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng tiếp tục được duy trì ở mức dưới 2%. Bên cạnh đó, tính từ năm 2012 đến cuối tháng 7.2020, toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đã xử lý được khoảng 1.113,7 nghìn tỉ đồng nợ xấu, trong đó 7 tháng đầu năm 2020, tổng nợ xấu được xử lý là khoảng 63,7 nghìn tỉ đồng.

Đặc biệt, từ khi Nghị quyết 42 ra đời đã hỗ trợ tổ chức tín dụng xử lý nợ xấu đạt hiệu quả cao hơn, tổng số nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 được xử lý từ 15.8.2017 đến 31.5.2020 đạt trung bình khoảng 7,15 nghìn tỉ đồng/tháng, cao hơn 3,63 nghìn tỉ đồng/tháng so với kết quả xử lý nợ xấu trung bình tháng từ năm 2012 – 2017 của hệ thống các tổ chức tín dụng trước khi Nghị quyết 42 có hiệu lực (trung bình khoảng 3,52 nghìn tỉ đồng/tháng) .

Tính đến ngày 31.8, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách tại Ngân hàng Chính sách Xã hội đạt 221.515 tỉ đồng, tăng 7,11% so với 31.12.2019, với hơn 6,5 triệu khách hàng còn dư nợ.

► Giá vàng tiếp tục lao dốc, đây có phải thời điểm đầu tư?


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới