Hủy
Kinh Doanh

Thị trường sẽ ra sao sau sóng đầu cơ?

Thứ Hai | 24/11/2014 14:30

Năm 2010, một lớp nhà đầu tư phải rời bỏ thị trường, nợ xấu ngàn tỉ đồng ở công ty chứng khoán khi đồng vốn ra đi theo cổ phiếu đầu cơ.
 

Bỏ qua mọi dự báo phân tích của giới chuyên gia, chỉ trong bốn phiên giao dịch của tuần tháng 8 năm 2010 (9/8/2010 - 12/8/2010), VN-Index bất ngờ rơi tự do đến 34,42 điểm, phá tan mọi ngưỡng hộ trợ kỹ thuật trở về mức 448 điểm, đây cũng là ngưỡng thấp nhất kể từ đầu năm 2010 đến nay. Một trong những nguyên nhân khiến giới đầu tư vội vã tháo chạy khỏi thị trường được các chuyên gia nhắc đến là những tác động của Thông tư 13. Trong khi dòng tiền dẫn dắt thị trường ngày càng yếu đi, thì các tổ chức lớn, các nhà đầu tư nước ngoài lại bán mạnh  mã blue chip ngay cả hoạt động "lướt sóng" cổ phiếu thị giá thấp cũng tạo ra không ít tổn thất cho các nhà đầu tư cá nhận và cả các “đội lái”.

Bối cảnh 2014 cũng tương tư những gì diễn ra trong năm 2010. Từ sau phiên phân phối đỉnh ngày 9/9/2014 khi thanh khoản trên cả 2 sàn đạt gần 7.000 tỷ đồng, cả 2 chỉ số VN-Index và HNX-Index cùng giảm điểm mạnh và bắt đầu cho xu hướng giảm của thị trường. Trong khoảng thời gian này, có thể thấy nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn gồm các mã tiêu biểu như GAS, VNM, MSN, VIC bắt đầu chuỗi phiên giảm giá liên tiếp.

Diễn biến giao dịch khối ngoại, chỉ số VN-Index, HNX-Index, LargeCap từ 8/5/2014 đến nay
Diễn biến giao dịch khối ngoại, chỉ số VN-Index, HNX-Index, LargeCap từ 8/5/2014 đến nay

Cùng với mức giảm của các trụ đỡ của thị trường là động thái bán ròng của khối ngoại tập trung vào các mã vốn hóa lớn. Từ đầu tháng 9 đến ngày 22/11/2014, khối này đã bán ròng hơn 2502 tỷ đồng trên HOSE,  cổ phiếu VIC 1678 tỷ đồng cổ phiếu GAS 580,5 tỷ đồng, KDC 237 tỷ đồng, MSN 200 tỷ đồng.

Động thái của NĐT nước ngoài vào những thời điểm sau sự sụt giảm của các mã đầu cơ là vô cùng quan trọng. Thời gian từ tháng 9/2014 trở lại đây, nước ngoài đẩy mạnh bán ròng, đặc biệt là các mã vốn hóa lớn khiến các mã này chưa có dấu hiệu tăng trở lại, tác động tiêu cực đến thị trường chung. 

Mức độ rủi ro của thị trường còn gia tăng khi dòng tiền dịch chuyển vào các mã cổ phiếu mang tính đầu cơ cao như FIT, VHG, FLC, TSC, KLF thời gian từ tháng 11 đến giờ

Từ tháng 11 đến giờ phần lớn các cổ phiếu cơ bản, cổ phiếu trụ đa phần giảm điểm, nếu so sánh cái mốc phân phối đỉnh ngày 9/9/2014 thì các mã cơ bản, vốn hóa lớn như GAS, VNM, PVD, HPG, FPT, VIC, MSN đa số giảm từ 10-15%. Dòng tiền rút ra khỏi thị trường ở các mã cơ bản vốn hóa lớn thông qua bán ròng của khối ngoại và nhà đầu tư nội trong khi những mã đầu cơ như FLC, KLF, FIT, VHG tăng giá mạnh hơn 30-40% so với mốc thời điểm tháng 9. 

Diễn biến một số mã đầu cơ nổi bật trên thị trường hiện nay
Diễn biến một số mã đầu cơ nổi bật trên thị trường hiện nay

Riêng những mã như KLF hay FLC thanh khoản một ngày chiếm hơn 1/3 giao dịch toàn sàn. Con sóng đầu cơ trên nên tảng doanh nghiệp không có hoạt động kinh doanh đột biến là dấu hiệu xấu đối với thị trường chứng khoán bởi dòng tiền tại các mã đầu cơ dịch chuyển rất nhanh và có thể bị rút ra khỏi thị trường bất cứ lúc nào. Những dấu hiệu nhận biết cổ phiếu làm giá, đầu cơ mà các đội lái chứng khoán hay sử dụng để kích lòng tham của nhà đầu tư trên thị trường

Doanh nghiệp có kế hoạch tăng vốn khủng: thông tin rỏ rỉ về việc doanh nghiệp niêm yết có ý định tăng vốn điều lệ bằng việc phát hành thêm cổ phiếu đi kèm với thông tin đó là giá cổ phiếu của DN bất ngờ tăng mạnh. 

Cuối tháng 9/2014, Công ty Khoáng sản Bình Thuận (mã KSA) thông báo về việc tổ chức Đại hội Cổ đông bất thường năm 2014 vào tháng 11 thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên gấp đôi bằng việc chào bán riêng lẻ 30 triệu cổ phiếu. Giá cổ phiếu KSA bắt đầu có mức tăng ấn tượng hơn 59%, từ mức 8.100 đồng/cổ phiếu vào cuối tháng 9/2014 lên mức đỉnh gần nhất 13.700 đồng/cổ phiếu vào ngày 4/11. Cùng thời gian này, VN-Index đã mất 2% giá trị, từ 610 điểm xuống còn 598 điểm. Đáng chú ý hơn nữa là KSA công bố kết quả kinh doanh quý III/2014 với doanh thu là 0 đồng !

Các mã cổ phiếu có diễn biến tương tự KSA là TSC với mức tăng vốn điều lệ lên gấp 9 lần, HAI tăng vốn gấp 6 lần… Mức tăng trưởng giá cổ phiếu của các mã này không chỉ đến từ game tăng vốn điều lệ mà còn chịu tác động của game thâu tóm M&A.

Thị trường sẽ ra sao sau sóng đầu cơ?

Nhớ lại bài học từ năm 2010 khi các "đội lái" cổ phiếu tung hoành phối hợp với nhau để cùng đẩy giá cổ phiếu. Điển hình như các mã DVD, AAA, VHG, PVA các mã này trước đó ít được NĐT biết đến nhưng sau khi có "bàn tay" của các đội lái thì những mã này tăng chóng mặt chỉ trong thời gian ngắn với thanh khoản tăng mạnh, nhưng sau khi đội lái xả hàng, phần lớn những mã này lại quay về với giá trị thật, thậm chí giá cổ phiếu còn thấp hơn giai đoạn trước khi đội lái tung hứng. Trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 8/2010, TTCK lao dốc khi hai chỉ số chứng khoán đều chạm mốc thấp nhất trong vòng một năm. Trong vòng 2 tháng, VN-Index mất hơn 16%.

Thị trường vào giai đoạn rủi ro nếu nhà đầu tư đánh đu cổ phiếu không có cơ bản
Thị trường vào giai đoạn rủi ro nếu nhà đầu tư đánh đu cổ phiếu không có cơ bản

Hệ quả của việc các nhà đầu tư đánh đu theo cổ phiếu đầu cơ năm 2010 là một lớp nhà đầu tư  phải rời bỏ thị trường. Các công ty chứng khoán cung cấp margin cho các đội lái penny thời 2010 như chứng khoán Thăng Long (MBS), chứng khoán Sacombank(SBS), chứng khoán dầu khí (PSI) mắc kẹt nợ xấu. Nợ xấu nhà đầu tư để lại ở những mã như AAA, DVD, PVA, các công ty chứng khoán như SBS, PSI, MBS phải khắc phục hàng năm.

Nguồn DVO


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới