Hủy
Kinh Doanh

Thỏa thuận trước về xác định giá - phương pháp phù hợp với DN FDI

Thứ Hai | 28/10/2013 07:40

Trong tương lai các DN muốn giảm thiểu liên quan đến xác định giá thị trường thì chỉ còn cách áp dụng APA.
 

Theo bà Hương Vũ- Phó Tổng giám đốc Công ty Kiểm toán Quốc tế Ernst & Young VietNam, Luật Quản lý thuế sửa đổi của Việt Nam đang hướng đến chuẩn mực như việc áp dụng đầy đủ cơ chế quản lý theo rủi ro, khuyến khích tạo điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài đàm phán và ký kết Thỏa thuận trước nguyên tắc xác định giá (APA); Các quy định của pháp luật chống trốn thuế, tình trạng sụt giảm về thu nhập chịu thuế và dịch chuyển lợi nhuận nhằm trốn thuế.

Đây được xem là đột phá trong công tác quản lý thuế, chống tình trạng chuyển giá tại các DN trong nước và DN đầu tư nước ngoài.

Việt Nam đang tăng cường khuôn khổ pháp lý và khả năng thựcthi của các quy định về xác định giá thị trường cũng như nâng cao tính minh bạch và hiệu quả quảnlý thuế đối với hoạt động xác định giá thị trường. Chính phủ đang nỗ lực loại bỏ gánh nặng tronghoạt động quản lý thuế thông qua việc triển khai áp dụng phương pháp APA.

APA là thỏa thuận với thời hạn không quá 5 năm, xác định cơ sở tínhthuế và phương pháp định giá trong giao dịch liên kết theo quy định của cơ quan Thuế trước khi nộptờ khai thuế Thu nhập DN và tờ khai hải quan, tùy từng trường hợp.

APA dự kiến sẽ giúp cho quytrình quản lý thuế trở nên minh bạch hơn, hỗ trợ cơ quan Thuế và người nộp thuế đi đến một thỏathuận chung và hỗ trợ cho cả hai trong việc kiểm soát và giám sát các vấn đề về xác định giá thịtrường.

Hơn nữa APA không chỉ giúp DN tăng cường mức độ tuân thủ các quy định về thuế và xác địnhgiá thị trường mà còn tăng sự đảm bảo và mức độ tự tin rằng các rủi ro trong quá trình thanh trahoạt động tuân thủ các quy định về xác định giá thị trường được giảm nhẹ hoặc tránh được trong thờihạn hiệu lực của APA. Ngoài ra, APA cũng ngăn chặn khả năng bị đánh thuế hai lần.

Trước đó, Việt Nam đã thực hiện thí điểm APA đối với một số DN đầu tưnước ngoài như Samsung. Tuy nhiên, việc thực hiện phương pháp này mới ở giai đoạn thí điểm, chưa cóthỏa thuận ký kết nên chưa ảnh hưởng đến kết quả nộp thuế.

Hiện Việt Nam đang tham khảo các quy định về APA tại nhiều nước trênthế giới và đang trong quá trình hoàn thiện các hướng dẫn về APA dành cho người nộp thuế.

Trên cơsở đó, các chính sách đang xem xét để đưa ra yêu cầu về điều kiện áp dụng APA, có thể bao gồm giátrị tối thiểu của giao dịch liên kết nằm trong phạm vi APA hoặc tính phức tạp của các giao dịchliên kết.

Điều này giúp cho người nộp thuế biết liệu họ có đáp ứng các yêu cầu đề ra hay không vàgiúp cho quá trình này được thực hiện hiệu quả hơn, cụ thể chỉ các ứng viên đáp ứng đủ các điềukiện mới nộp đơn yêu cầu áp dụng APA và tham gia các cuộc họp thảo luận cho quá trình này.

Vì vậy, trong tương lai các DN muốn giảm thiểu liên quan đến xác địnhgiá thị trường thì chỉ còn cách áp dụng APA. Vì đây là phương pháp lý tưởng khi người nộp thuế phảiđối mặt nhiều tranh chấp hoặc các điều chỉnh liên quan đến xác định giá thị trường; Quy mô và mứcđộ của các giao dịch quốc tế lớn… "Nhưng không thể áp dụng APA với tất cả các DN do việc thực hiệncơ chế mới tốn rất nhiều thời gian và nguồn lực. Điều này lại càng dễ nhận thấy ở Việt Nam khinguồn nhân lực ngành Thuế có hạn và có một lượng lớn DN vừa và nhỏ"- bà Hương Vũ nói.

Trên cơ sở đó, bà Hương Vũ đề xuất, đối với Việt Nam nên quy định cụthể áp dụng cho các giao dịch liên kết với rủi ro cao và cho các giao dịch liên kết với ít rủiro/giá trị thấp.

Theo đó, APA có thể được phân loại làm 3 nhóm và được thống nhất trong giai đoạntrước khi nộp hồ sơ như: APA giản lược nhằm vào các đối tượng nộp thuế có giao dịch liên kết vớigiá trị hoặc rủi ro thấp nhưng mong muốn đạt được sự chắc chắn về thuế liên quan đến việc xác địnhgiá thị trường.

Quá trình thực hiện APA giản lược sẽ tiêu tốn ít thời gian và chi phí hơn cho cảngười nộp thuế và cơ quan Thuế.

APA tiêu chuẩn nhằm vào các đối tượng có giao dịch liên kết ít phứctạp hơn nhưng đủ điều kiện áp dụng APA giản lược;

APA phức tạp nhằm vào các giao dịch liên kết phứctạp và phù hợp cho các giao dịch liên kết trên phạm vi quốc tế được xem là có độ rủi ro cao, khôngtìm được các đối tượng tương đồng, số thuế phải nộp liên quan đến giao dịch rất lớn hoặc có khảnăng trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến việc chuyển một lượng lớn lợi nhuận ra khỏi Việt Nam.

Chia sẻ kinh nghiệm áp dụng APA tại Hong Kong (Trung Quốc), ôngMarcellus Wong, đại diện Viện thuế Hong Kong (Trung Quốc) cho rằng, đây là quy trình rất tốn kém vàmỗi thỏa thuận APA ở Hong Kong nhanh cũng mất tới 6 đến 7 tháng để giải quyết. Còn bình thường cũngmất 18 tháng kể từ ngày cơ quan thu nội địa nhận hồ sơ APA chính thức của DN.

Đối với Việt Nam mới triển khai APA cần quan tâm đến những yếu tốgiúp nghiệp vụ thực hiện APA có độ chắc chắn cao như những thông tin của DN về mua bán sáp nhập,quy định về DN có cư trú hay không cư trú...

Còn theo chuyên gia kế toán thuế hành nghề, Thành viên Ủy ban hợp tácquốc tế Nhật Bản, ông Mie Seyama Zeirshi, Nhật Bản là quốc gia tiên phong trong việc áp dụng APA từnăm 1987 và phần nào đã giúp cho Chính phủ Nhật Bản thoát khỏi những khó khăn trong việc tính toángiá thị trường. APA tại Nhật Bản được thực hiện theo cách cho phép người nộp thuế đề xuất trướcphương pháp tính giá thị trường. Nếu cơ quan Thuế đồng ý với phương pháp này, thuế đặc quyền đánhtrên các giao dịch sẽ không bị áp dụng.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới