Hủy

Đây là thời phù hợp để Việt Nam tập trung phát triển bền vững

Cẩm Tú Thứ Năm | 11/08/2022 14:57

Việt Nam đang là trung tâm chú ý của khu vực và thế giới do phát triển kinh tế ấn tượng và cam kết gia nhập COP26. Ảnh: Quý Hòa

Hội thảo Vững kinh doanh- Xanh trái đất do tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức, các chuyên gia cho rằng toàn xã hội cần hành động ngay từ bây giờ.
 

Nắng nóng kỷ lục ở châu Âu, mưa ngập chưa từng có tại Hàn Quốc, các vụ cháy rừng gây thiệt hại nặng nề trên khắp các châu lục... Đó là những chủ đề được bàn luận trong buổi Hội thảo với chủ đề: Vững kinh doanh- Xanh trái đất nằm trong khuôn khổ Chương trình Bình chọn TOP 50 Doanh Nghiệp Phát Triển Bền Vững Tiêu Biểu 2022 do tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư tổ chức ngày 10/8.

Theo ý kiến của các chuyên gia trong hội thảo, tại Việt Nam, quyết tâm xanh hóa ngành năng lượng đã được thể hiện rõ ràng qua các chiến lược, quy hoạch quốc gia và cả các cam kết quốc tế. Tuy nhiên để hiện thực hóa mục tiêu này trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta sẽ cần thêm đột phá từ ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại và đòn bẩy từ cơ chế, chính sách phù hợp. 

Ông Tim Evans, Giám đốc điều hành ngân hàng HSBC nhận định: "Trong công việc thường có Plan A, Plan B, nhưng chúng ta sẽ không thể có kế hoạch đó cho hành tinh chúng ta, cho con cháu chúng ta nếu không hành động ngay từ bây giờ."

Theo ông Tim Evans, Ngân hàng Nhà nước đã có kế hoạch triển khai Tài chính xanh và bền vững trên toàn hệ thống ngân hàng. Đến năm 2030 sẽ có chương trình phát triển xanh, rót vốn vào dự án phát triển xanh, sản xuất xanh. Trong năm 2021, 60% ngân hàng ở Việt Nam đã trợ vốn cho dự án xanh.

"Việt Nam đang là trung tâm chú ý của khu vực và thế giới do phát triển kinh tế ấn tượng và cam kết gia nhập COP26. Đây là thời phù hợp, thuận lợi cho Việt Nam tập trung phát triển bền vững vì Việt Nam có uy tín tốt trên thị trường vốn toàn cầu.", Giám đốc điều hành HSBC cho biết.

Nhấn mạnh vai trò của các chính sách, Ông Phạm Văn Thinh, Giám đốc Deillot Việt Nam cho rằng: "Chính phủ và giáo dục rất quan trọng trong phát triển bền vững. Chính phủ phải có chính sách vĩ mô và các chính sách về tài chính, thuế và đào tạo cho doanh nghiệp xanh. Phát triển bền vững tất cả bắt đầu từ con người, cần thay đổi tư duy từ chủ doanh nghiệp đến ban lãnh đạo cũng như tất cả thành viên công ty.  Tiếp theo đó phải có chiến lược, câu chuuyện phát triển bền vững ảnh hưởng cụ thể thế nào đến hoạt động kinh doanh của mình, từ nguồn nguyên liệu, năng lượng chẳng hạn…"

Doanh nghiệp tham gia trồng rừng chống biến đổi khí hậu. Ảnh: Nestle
Doanh nghiệp tham gia trồng rừng chống biến đổi khí hậu. Ảnh: Nestle

Là một chuyên gia markerting, Tiến sĩ Vicky Little, Đại học RMIT cho biết: “Chúng tôi có khái niệm Demarketing để chỉ việc giảm bớt hành vi tiếp thị quá độ, và markerting chỉ nhằm phục vụ nhu cầu thiết thực nhất. Từ góc độ người tiêu dùng, chúng ta nên tiêu dùng có trách nhiệm, chỉ nên mua vừa dùng đủ từ thực phẩm đến nước uống. Cũng cần nói rằng trong nỗ lực phát triển bền vững, việc thay đổi nhận thức và hành vi của khách hàng là quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.

Đứng từ góc độ doanh nghiệp sản xuất, Ông Khuất Quang Hưng, Giám đốc Đối ngoại và Phụ trách Phát triển bền vững của Nestle Việt Nam chia sẻ câu chuyện doanh nghiệp hàng tiêu dùng đi làm nông nghiệp tái sinh: "Nông nghiệp tái sinh là cách tiếp cận bảo tồn và duy trì, làm nông nghiệp sao cho đảm bảo độ phì nhiêu của đất, đảm bảo các yếu tố như nước, đa dạng sinh học… được hài hòa. Trong 11 năm qua chúng tôi làm việc với 24 ngàn hộ nông nghiệp ở Tây Nguyên, đào tạo, tập huấn cho các hộ hiểu canh tác bền vũng, hỗ trợ giống chống sâu bệnh. Chúng tôi không khuyến khích nông dân tối đa hoá công suất trồng cà phê trên mảnh vườn của họ, vì nếu tăng công suất quá mức sẽ tạo tác động xấu đến môi trường. Tuy nhiên để thu nhập của người nông dân không bị giảm, chúng tôi hướng dẫn họ trồng xen canh, đa dạng nguồn thu, giảm phụ thuộc vào cà phê. Kết quả hiện nay là những nông dân tham gia chương trình của Nestle đã giảm sử dụng nước được 40%, giảm phân hoá học 20% và tăng thu nhập 25-30 %".

Đầu tư đúng mức vào khâu quy hoạch thiết kế ban đầu sẽ góp phần giảm thải nhà kính. Ảnh: Gamuda Land
Đầu tư đúng mức vào khâu quy hoạch thiết kế ban đầu sẽ góp phần giảm thải nhà kính. Ảnh: Gamuda Land

Trong vai trò một nhà phát triển bất động sản, ông Angus Liew, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Gamuda Land Việt Nam cho biết: "Việc đầu tư nhiều chất xám từ khâu quy hoạch sẽ giúp tìm ra giải pháp tốt nhất cho môi trường. Quy hoạch và thiết kế giúp dùng ánh sáng, làm mát tự nhiên nhiều hơn sẽ giúp giảm chi phí vận hành, việc sử dụng điện năng…từ đó giảm thải nhà kính. Từ cấp độ vĩ mô, tôi cho rằng Chính phủ là người làm ra chính sách, cùng với đó hành pháp và lập pháp cũng quan trọng trong phát triển bền vững. Chẳng hạn ở Singapore có hệ thống công nhận doanh nghiệp đạt chứng nhân Xanh, những doanh nghiệp đạt chứng nhận này sẽ có ưu đãi từ chính phủ".


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới