Hủy

Liệu các cam kết về carbon của các công ty điện lực Mỹ có tăng lên với nhiệm kỳ của ông Joe Biden

Phùng Mỹ Thứ Sáu | 13/11/2020 08:44

Các công ty điện lực cần phải cấu hình lại kế hoạch của họ để đáp ứng mục tiêu toàn quốc về điện 0 carbon vào năm 2035. Ảnh: AP

Tham vọng táo bạo trong việc loại bỏ khí thải phụ thuộc vào các công nghệ non trẻ.
 

Theo Financial Times, khi các tập đoàn điện lực của Mỹ phải đối mặt với mối đe dọa buộc phải thu 15% điện năng thông qua các nguồn tái tạo vào năm 2020 trong thập kỷ trước, Công ty Southern vốn phụ thuộc vào than đã bác bỏ đề xuất này. Họ cho rằng đó là điều “khó hơn lên trời”.

Thời gian đã thay đổi. Biện pháp này chưa bao giờ được thông qua nhưng các tiểu bang như Georgia, Alabama và Mississippi đã phát triển gấp 10 lần công suất tái tạo mà công ty Southern có thể đạt được.

Các công ty điện lực ở nhiều bang của Mỹ hiện phải đối mặt với nhiệm vụ chuyển sang 100% năng lượng tái tạo hoặc cắt giảm lượng carbon xuống 0 vào năm 2050. Ảnh: GTM.
Các công ty điện lực ở nhiều bang của Mỹ hiện phải đối mặt với nhiệm vụ chuyển sang 100% năng lượng tái tạo hoặc cắt giảm lượng carbon xuống 0 vào năm 2050. Ảnh: GTM.

Công ty Southern hiện nằm trong số 20 công ty điện lực của Mỹ do nhà đầu tư sở hữu cam kết không phát thải ròng vào năm 2050.

Công ty FirstEnergy hôm 9.11 cũng vừa thêm mình vào danh sách với kế hoạch trung tính carbon. Theo số liệu do Clean Air Task Force tổng hợp, cùng với các nhiệm vụ cấp nhà nước, các cam kết này chiếm hơn một nửa doanh số bán điện của Mỹ.

Câu hỏi vẫn là liệu các công ty điện lực có thể thực hiện mục tiêu của họ hay không. Đó là một nhiệm vụ to lớn - lượng khí thải carbon từ sản xuất điện của Mỹ đạt tổng cộng 1,6 tỉ tấn vào năm ngoái, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ. 

Theo Bubba McDonald, một thành viên của Ủy ban Dịch vụ Công của bang, các nhà quản lý Georgia cũng thúc đẩy công ty sử dụng nhiều năng lượng mặt trời hơn trong các kế hoạch tài nguyên dài hạn của mình.

Các cam kết năng lượng sạch giữa các tiểu bang và các công ty điện lực. Ảnh: CATF.
Các cam kết năng lượng sạch giữa các tiểu bang và các công ty điện lực. Ảnh: CATF.

Ông Bubba McDonald nói: “Chúng tôi có rất nhiều điện từ mặt trời ở bang Georgia”. Công ty Southern cam kết giảm một nửa lượng khí thải vào năm 2030 so với năm 2007, với mục tiêu mở rộng danh mục năng lượng mặt trời và gió cũng như bổ sung pin để dự trữ lượng điện dư thừa. 

Trong khi sở hữu nhà máy nhiệt điện than lớn nhất nước Mỹ, Công ty Southern đã ngừng hoạt động hoặc chuyển đổi hàng chục nhà máy khác. Năm ngoái, Công ty sản xuất 22% sản lượng điện từ than, giảm so với 69% của năm 2007. 

Tuy nhiên, việc đạt được những mục tiêu xa có vẻ ít chắc chắn hơn. Thành công phụ thuộc vào các công nghệ non trẻ như thu giữ, sử dụng và lưu trữ carbon, khí tự nhiên tái tạo, nhà máy hạt nhân tiên tiến và hydro xanh. 

Theo báo cáo hành động khí hậu của Công ty Southern, các cách để kéo carbon khỏi khí quyển, chẳng hạn như trồng cây hàng loạt và thu nhận không khí trực tiếp, “phải xuất hiện và trở nên hiệu quả về chi phí để đạt được mức phát thải carbon ròng”. 

Các công ty tiện ích khác cũng đưa ra giả định tương tự, Công ty DTE Energy của bang Michigan cho rằng việc đạt được mức độ trung tính carbon vào năm 2050 sẽ “đòi hỏi những tiến bộ hơn nữa trong công nghệ”. 

Theo Giám đốc về tính bền vững Rick Johnson thuộc Công ty Entergy có trụ sở tại New Orleans, “sự phát triển công nghệ và đổi mới liên tục kỳ vọng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cho phép khử cacbon, đồng thời cân bằng giữa chi phí và độ tin cậy của khách hàng”.

Công ty điện lực lớn nhất của Mỹ tính theo số lượng khách hàng Duke Energy dự đoán 30% nguồn điện của công ty vào năm 2050 sẽ đến từ các nguồn không phát thải sau tải, hay năng lượng sạch được tạo ra theo yêu cầu. 

Ngành công nghiệp điện của Mỹ vẫn còn khá xa so với con số phát thải ròng bằng 0. Ảnh: EIA.
Ngành công nghiệp điện của Mỹ vẫn còn khá xa so với con số phát thải ròng bằng 0. Ảnh: EIA.

Công ty Duke Energy cho rằng năng lượng sạch có thể trở nên khả thi về mặt thương mại vào giữa những năm 2030. Bởi lẽ, chi phí cho 1 kW từ một nhà máy điện khí tự nhiên chu trình hỗn hợp được kết nối với thiết bị thu giữ carbon là 2.000 USD - gấp 3 lần giá của các nhà máy khí không thu giữ carbon.

 

Duke Energy có kế hoạch tăng gấp đôi danh mục năng lượng tái tạo lên 16.000 MW trong 5 năm và đạt 24.000 MW vào năm 2030. Tuy nhiên, công ty cũng giữ ý định lắp đặt thêm các nhà máy điện chạy bằng khí đốt tự nhiên, bao gồm ít nhất 6.000 MW ở Bắc Carolina và Nam Carolina. Đây là một chiến lược sẽ đẩy nhanh sự sụp đổ của điện than nhưng vẫn tạo ra khí thải.

Kế hoạch tăng nguồn năng lượng sạch của công ty Duke Energy. Ảnh: Duke Energy.
Kế hoạch tăng nguồn năng lượng sạch của Công ty Duke Energy. Ảnh: Duke Energy.

Nếu không có các đơn vị khí đốt mới, Công ty Duke Energy sẽ cần bổ sung gấp 6 lần lượng pin dự trữ quy mô lớn hiện có trên toàn quốc với diện tích đất tương đương 830 sân bóng đá.

Theo bà Lynn Good, nhu cầu điện lên đến đỉnh điểm vào các buổi sáng mùa đông, khi công suất mặt trời yếu mà khách hàng lại cần ánh sáng và nhiệt, thì “công nghệ tốt nhất để phù hợp với phụ tải là sử dụng nguồn tài nguyên hóa thạch gọi là khí tự nhiên”. 

Tổng thống đắc cử của Mỹ Joe Biden cũng thúc đẩy các công ty hoặc tiểu bang loại bỏ carbon khỏi lĩnh vực điện vào năm 2035. Ảnh: Reuters.
Tổng thống đắc cử của Mỹ Joe Biden cũng thúc đẩy các công ty hoặc tiểu bang loại bỏ carbon khỏi lĩnh vực điện vào năm 2035. Ảnh: Reuters.

Một khi ông Joe Biden bước vào Nhà Trắng vào tháng 1.2021 và Quốc hội Mỹ ban hành tham vọng cơ sở hạ tầng và năng lượng sạch trị giá 2.000 tỉ USD, các công ty điện lực cần phải cấu hình lại kế hoạch của họ để đáp ứng mục tiêu toàn quốc về điện 0 carbon vào năm 2035.

Có thể bạn quan tâm:

► Phố Wall sẽ làm gì khi ông Biden là tân Tổng thống?

► Ấn Độ hướng đến một tương lai 0 carbon


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới