Hủy
Bảo vệ - Bảo tồn

Báo động về bệnh tật liên quan đến ô nhiễm môi trường

Thứ Ba | 31/10/2017 22:23

Thanh Niên-Bọt trắng như tuyết nổi trên rạch Ruột

Sáu trường hợp chết yểu trên thế giới thì có 1 người bị bệnh vì phơi nhiễm với những chất độc hại ô nhiễm độc hại
 


Ô nhiễm không khí đe dọa nền kinh tế Việt Nam

Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia xả rác thải nhựa ra biển nhiều nhất


Theo nghiên cứu mới công bố của The Lancet, khoảng 9 triệu người, tức cứ 6 trường hợp chết yểu trên thế giới trong năm 2015 thì có 1 người bị bệnh vì phơi nhiễm với những chất độc hại ô nhiễm độc hại.

Phí tổn tài chính cho các ca tử vong liên quan tới ô nhiễm, cho bệnh tật, và cho an sinh là cao ngang nhau, gây thiệt hại hàng năm khoảng 4,6 ngàn tỷ USD, nghĩa là trên 6% kinh tế thế giới.

Nghiên cứu cho thấy châu Á và châu Phi là hai khu vực khiến người ta bị nguy cơ cao nhất. Dẫn đầu danh sách các nước có môi trường ‘chết người’ nhất là Ấn Độ và tiếp theo sau là Trung Quốc.

Đa số các ca tử vong liên quan đến ô nhiễm môi trường, 92%, xảy ra tại các nước đang phát triển có thu nhập thấp hoặc trung bình, nơi các nhà hoạch định chính sách chủ yếu quan tâm phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng căn bản.

Trong một diễn biến khác, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp với UBND TP.HCM công bố kết quả dự án hợp tác kỹ thuật về giám sát phát thải KNK.  Theo kết quả tính toán năm 2013, TP.HCM thải ra lượng KNK tương đương 38,5 triệu tấn CO2, chiếm khoảng 16% tổng lượng phải thải của Việt Nam. 

Trong đó, 46% lượng phát thải là do việc sử dụng năng lượng từ các nguồn cố định như: các tòa nhà dân cư, thương mại, hành chính và cơ sở hạ tầng; sản xuất công nghiệp và xây dựng; nông lâm nghiệp và thủy sản; phát tán từ dầu và khí thiên nhiên.  Hoạt động giao thông chiếm 45%; chất thải chiếm 6%; 3% còn lại đến từ 2 nguồn khác. 

TP.HCM là một trong năm thành phố kiểm kê đầy đủ 5 nguồn phát thải gây hiện tượng khí nhà kính; trong 16 thành phố kiểm kê được 3 nguồn phát thải. 

So sánh với 16 thành phố khác trong mạng lưới cho thấy, lượng phát thải bình quân đầu người của TP.HCM là 4,2 tấn tấn CO2. Con số này tương đương với phát thải bình quân đầu người của thành phố Seoul (Hàn Quốc) và London (Anh). Trong khi đó, phát triển về kinh tế của TP.HCM chậm hơn rất nhiều so với các thành phố này. 

Còn tính theo GDP, lượng phát thải KNK của TP.HCM đang dẫn đầu và cao hơn nhiều lần so với các thành phố khác trong mạng lưới C40. 


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới