Hủy
Phong Cách Sống

Black Friday và những ‘bí mật”

Thứ Tư | 27/11/2019 16:36

Nguồn ảnh: CNBC

Black Friday hay còn được gọi là Thứ Sáu đen, rơi vào ngày thứ Sáu cuối cùng của tháng 11 hàng năm.
 

Black Friday hay còn được gọi là Thứ Sáu đen, rơi vào ngày thứ Sáu cuối cùng của tháng 11 hàng năm. Đây là ngày mở màn cho dịp mua sắm cuối năm để chuẩn bị cho ngày Giáng sinh ở các nước phương Tây và du nhập vào Việt Nam thời gian gần đây.

Đây là đợt khuyến mãi khủng với những món hàng có thể được giảm giá lên tới 80%, song đằng sau món hàng giảm giá dịp Black Friday là những “bí mật đen tối” mà ít khách ngờ tới.

Khuyến mãi đôi khi chỉ là “ảo”

Theo như The Wall Street Journal giải thích, các mặt hàng giảm vào dịp Friday thường là tăng giá trước, bởi thế nên người tiêu dùng thường “bị hoa mắt” trong ngày khuyến mãi bùng nổ. Nhiều người tiêu dùng thường đợi đến ngày đó mới mua hàng và mua rất nhiều thứ.

Cùng với mức giá rẻ, người mua thường bị “hút” vào chiêu quảng cáo “số lượng có hạn”, điều này khiến nhiều người “đốt” thêm tiền vào đống sản phẩm mà ban đầu họ không hề có ý định mua.

Sẽ có những câu đại loại như, khuyến mãi như thế thì làm sao doanh nghiệp có lời?

The Wall Street Journal cũng cho biết, 1/5 số mặt hàng giảm giá mà tờ báo này theo dõi sẽ tăng giá 8% trước Black Friday. Thậm chí, đồ chơi và dụng cụ sẽ đội giá lên 23%.

Ông Johnson, CEO của Penney (một thương hiệu thời trang nữ giới) cho biết, đến mùa sale, lượng khách mua hàng tăng khoảng 60%. Theo vị CEO này, khoảng 10 năm trước đó, mức sale chỉ là 38%. Điều này không có nghĩa rằng cửa hàng của ông sale "khủng" hơn, mà chỉ là do mức giá ban đầu đã được đẩy lên khoảng 33%.

Điều này cũng xảy ra ở Việt Nam, như ngày Online Friday, khách hàng mua nhiều sản phẩm được giảm 50% nhưng khi đối chiếu lại với giá khuyến mãi rồi vẫn bằng với giá bán ở những nơi khác chưa khuyến mãi.

Nguồn ảnh: which.co.uk
Nguồn ảnh: which.co.uk

“Black Friday ”: Một mũi tên trúng nhiều đích

Thông thường, mỗi một cửa hiệu luôn luôn định vị phục vụ một “tệp” khách hàng và sẽ phục vụ chu đáo cho nhu cầu cầu “tệp” khách hàng đó. Những vị khách hàng trung thành sẽ không bàn đến, bởi các khách hàng VIP luôn được thụ hưởng các chính sách ưu đãi. Nghịch lý xảy ra khi đây lại chính là nhóm phải trả giá cao nhất. Bởi vì họ có nhu cầu cao với sản phẩm và không muốn phải chờ đợi. Các cửa hiệu sẽ cố chiếm được giá trị thặng dư ở “tệp” khách hàng này.

Sau khi cảm thấy mọi thứ ổn, các cửa hiệu sẽ tung ra các chương trình giảm giá để thu hút nốt “tệp” khách hàng tiềm năng và đại trà còn lại. Mục đích chính là "kiểm tra" sức hút thương hiệu của mình đến đâu, đồng thời cũng là một lời “nhắc – nhớ” những khách hàng cũ nhớ đến thương hiệu của mình. Đó lý giải vì sao có hiện tượng nơi đông khách, nơi vắng vẻ trong ngày Black Friday.

“Black Friday ” quả thực là 1 mũi tên trúng nhiều đích khi tận dụng được “thiên thời – địa lợi – nhân hòa”, người tiêu dùng được mua hàng với giá phù hợp, nhà kinh doanh thì được lợi nhuận. Nhưng túi tiền khách hàng có hạn, nếu như cứ giảm giá nhiều đợt trong năm thì cũng không thể làm tăng nhu cầu của khách, thậm chí còn bị phản tác dụng bởi tâm lý: nếu không mua thì sau cũng giảm giá. Tuy nhiên, Black Friday cũng thực sự trở thành một ngày “đen tối” khi khách hàng ham rẻ mà chi tiêu quá mức cần thiết. Vào những ngày này hãy trở thành những người tiêu dùng thông thái cân nhắc thiệt hơn tránh rơi vào “ma trận” giảm giá siêu hấp dẫn.

Doanh thu ngày Độc thân của Alibaba trong năm 2019 sẽ phá kỷ lục 31 tỷ USD của năm 2018?

Ngày Độc thân thúc đẩy tăng trưởng thương mại điện tử ở Đông Nam Á như thế nào?

Nguồn Tổng hợp/ Báo Mới


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới