Hủy
Phong Cách Sống

Những sự kiện khoa học lạ lùng năm 2017

Diễm Quỳnh Thứ Sáu | 29/12/2017 09:08

Trong năm 2017 xuất hiện nhiều sự kiện khoa học kỳ lạ khiến các chuyên gia phải “đau đầu” mà vẫn chưa tìm ra lời giải.
 

 →10 sáng kiến ​​y khoa làm thay đổi cuộc sống

Nhung su kien khoa hoc la lung nam 2017
 

Vị trí phòng trống mới trong Đại kim tự tháp Giza

Phòng trống mới trong Đại kim tự tháp Giza

Hôm 2/11, các nhà khoa học đã phát hiện ra một căn phòng lớn dài ít nhất 30 m trong Đại kim tự tháp Giza.

Họ vẫn chưa xác định được phòng trống mới là phòng đơn hay chia thành nhiều phòng nhỏ, đồ đạc và cấu trúc bên trong và mục đích xây dựng căn phòng.

Họ cũng chưa trực tiếp tiến vào vì phòng trống được tìm ra nhờ sử dụng hạt muon có nguồn gốc từ tia vũ trụ xâm nhập sâu vào các lớp đá. Các hạt muon đi xuyên qua khoảng trống nhưng bị hấp thụ bởi vật chất cứng. Đường đi của chúng giúp các nhà khoa học biết được đâu là khoảng trống, đâu là đá.

Nhung su kien khoa hoc la lung nam 2017
Bạch tuộc bò trên bãi biển ở Wales

"Phái đoàn" bạch tuộc "hành quân" trên bờ biển

Một quản lý công ty du lịch địa phương và nhóm khách tham quan đã phát hiện hơn 20 con bạch tuộc đang bò lên khỏi mặt nước và tiến về bãi biển Ceredigion ở xứ Wales, Vương quốc Anh, sau 10h đêm hôm 27/10.

Nhiều chuyên gia cho rằng đàn bạch tuộc đang trải qua quá trình lão hóa. Bạch tuộc thường sống khoảng một năm và chết không lâu sau khi đẻ trứng. Tháng 10 là lúc mùa đẻ trứng gần kết thúc nên có thể chúng bị suy giảm nhận thức do già yếu.

Một giả thuyết khác là 2 cơn bão Ophelia và Brian đã buộc chúng rời khỏi biển. Một nghiên cứu năm 2016 trên Current Biology chỉ ra, số lượng bạch tuộc đang tăng mạnh. Đây cũng có thể là nguyên nhân những con bạch tuộc phải đi xa hơn để tìm thức ăn và chỗ trú ẩn.

Người dân tiếp tục thấy bạch tuộc bò lên bờ biển vài tuần sau đó. Đến khoảng giữa tháng 11, tình trạng này mới chấm dứt.

Nhung su kien khoa hoc la lung nam 2017
Các nhà khoa học dò được 15 chớp sóng mạnh từ thiên hà cách ba tỷ năm ánh sáng

Phát hiện 15 chớp sóng vô tuyến ngoài hành tinh

Đầu tháng 9, các nhà khoa học thuộc dự án Breakthrough Listen chuyên tìm kiếm dấu hiệu của sự sống ngoài hành tinh, đã phát hiện 15 chớp sóng vô tuyến ngắn nhưng rất mạnh từ một thiên hà cách Trái đất 3 tỷ năm ánh sáng.

Các nhà khoa học chưa rõ nguyên nhân tạo nên những chớp sóng này. Tuy nhiên, chúng thỉnh thoảng phát ra từ những nơi có từ trường mạnh. Các nhà khoa học lần đầu dò được chớp sóng từ thiên hà này năm 2007. Từ đó đến nay, có hơn 20 chớp sóng đã được phát hiện.

Nhung su kien khoa hoc la lung nam 2017
Cá mập bị chết não

Ký sinh trùng ăn não giết chết hàng nghìn con cá mập

Một nhà nghiên cứu bệnh học ở Cơ quan Cá và Động vật hoang dã California (CDFW) xác định được thủ phạm khiến hàng nghìn con cá mập và cá đuối biến thành xác sống rồi chết ở Vịnh San Francisco, Mỹ, trong thời gian từ tháng 2 đến tháng 7.

Đó là một loài ký sinh trùng chui qua mũi cá mập, bám vào não chúng và ăn sạch não, khiến cá mập trở nên mất phương hướng, bơi như "xác sống" và cuối cùng mắc cạn hoặc chết.

Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa xác định được nguồn gốc của những ký sinh trùng này. Đây là trường hợp đầu tiên cá mập hoang dã nhiễm bệnh. 

Nhung su kien khoa hoc la lung nam 2017
Chó Ấn Độ có lông chuyển màu xanh

Chó Ấn Độ có lông chuyển màu xanh

Hình ảnh những con chó lông xanh xuất hiện trên đường phố được ghi lại lần đầu trong một khu vực có nhiều nhà máy công nghiệp ở Mumbai, Ấn Độ, vào giữa tháng 8. Người dân địa phương sau đó phát hiện ra rằng những con chó đã lội qua nước sông ô nhiễm khiến lông bị nhuộm xanh.

Chất nhuộm này không độc và có thể dễ dàng rửa trôi khỏi lông chúng. Tuy nhiên, người dân địa phương tỏ ra rất bức xúc về nguồn gây ô nhiễm. 

Theo các chuyên gia, có thể nhiều nhà máy khác nhau đã cùng xả thải và gây ô nhiễm nguồn nước.

Nhung su kien khoa hoc la lung nam 2017
Cá voi Đại Tây Dương đang dần tuyệt chủng

Cá voi Đại Tây Dương đang dần tuyệt chủng

Đại Tây Dương vốn được coi là thiên đường của cá voi. Tuy nhiên, trong năm 2017 vừa qua, các nhà nghiên cứu đã giật mình trước tình trạng biến mất của loài này. Được biết, đã có hàng chục cá thể cá voi chết trong tình trạng không rõ nguyên nhân. Số lượng cá voi còn sống ở vùng Đại Tây Dương hiện chỉ còn khoảng 450 cá thể.

Nếu trong năm 2018, tình trạng chết bất thường của cá voi Đại Tây Dương không được khắc phục, rất có thể đó sẽ là "năm tàn" của sinh vật này. Bên cạnh đó, những cá thể cá voi còn sống được ghi nhận đang có mức hormone tăng vọt, cho thấy chính bản thân chúng đang chịu cơn stress trầm trọng.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới