Hủy

Chuyện người thợ vỉa hè sửa giày ngàn đô

Thứ Bảy | 13/04/2013 13:11

Tuy cơ ngơi chỉ nằm trên vỉa hè nhưng nhiều người giàu hay nghèo, nổi tiếng hay không nổi tiếng, đều chọn đến đây để sửa và đặt giày.
 

Không nhà, không trưng bày biển hiệu, tài sản chẳng có gì quý giá ngoài những dụngcụ dùng để sửa giày cho khách, nhưng ít ai ngờ rằng chỗ sửa giày lề đường của anh Nguyễn Hữu Văn,ngồi gần ngã tư Pasteur - Lê Thánh Tôn, quận 1, TP.HCM, đã tồn tại gần 40 năm qua. Ngoài khách quenthì người mẫu, diễn viên, ca sĩ và người nước ngoài đều là mối "ruột" của anh.

Văn, anh thợ sửa giày có tiếng đất Sài Gòn.
Văn, anh thợ sửa giày có tiếng đất Sài Gòn.

Gặp anh Nguyễn Hữu Văn trong một buổi trưa hè Sài Gòn, khi mọi người bước vào giờnghỉ ngơi giữa ngày, thế nhưng anh và những đứa trẻ là học trò của anh vẫn đang thoăn thoắt đôi taysửa thật nhanh những chiếc giày để kịp giao cho khách vào giờ chiều.

Quệt những giọt mồ hôi lăn dài trên khuôn mặt đen loang lổ bởi những vệt xi đánhgiày, anh bắt đầu câu chuyện về cái "cơ ngơi" vỉa hè đã và đang nuôi sống gia đình anh và cũng làlối thoát, là con đường để những đứa trẻ bụi đời được anh cưu mang có thể rời xa con đường tămtối.

Nghề cha truyền con nối

Câu chuyện bắt đầu từ những ngày tháng mà cha anh, ông Nguyễn Hữu Tụng cố gắngthoát khỏi cái nghèo đeo bám cả gia đình. Cách đây hơn 40 năm, gia đình anh dắt díu nhau rời xa nơichôn nhau cắt rốn, từ dải đất miền Trung nắng gió vào Nam lập nghiệp.

Cực chẳng đã phải bỏ lại ruộng vườn ở phía sau, cha anh làm đủ nghề người ta thuêmướn như rửa chén, phụ hồ, bốc vác… Và rồi như một cơ duyên, cha anh đã theo ở nhờ và học nghề sửagiày cho một ông chủ có tiếng thời bấy giờ sống gần chợ Bến Thành. Ngày ra nghề, ông chọn khu vựcnày để sửa giày kiếm sống và cuộc mưu sinh đó vẫn liên tục đến ngày hôm nay.

Chỉ tay về một tiệm giày cổ kính phía bên đường, anh Văn bồi hồi nhớ lại: "Tiệmgiày đó trước năm 1975 rất nổi tiếng do ông Trần Văn Mỹ làm chủ. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giảiphóng, ông Mỹ cùng gia đình sang định cư ở nước ngoài.

Tuy tiệm đóng cửa nhưng hằng ngày vẫn có hàng chục khách hàng tìm đến đặt làm giàytheo mẫu. Cha tôi là thợ của tiệm sợ bị thất nghiệp nên phải tìm chỗ riêng để tiếp tục mưu sinh.Không đủ tiền thuê mặt bằng nên ông đã chọn góc ngã tư này nhận sửa và đóng giày cho khách. Bắt đầutừ đó, tuổi thơ của tôi làm bạn với mùi da nồng, mùi keo hăng hắc và tiếng máy đánh bóng giày văngvẳng bên tai".

Người nước ngoài là khách quen của Văn.
Người nước ngoài là khách quen của Văn.

Buổi trưa hè oi nồng, chỉ lác đác vài chiếc xe phóng vội trên đường Lê Thánh Tôn,nhưng chỗ sửa giày của anh Văn vẫn có gần chục khách đứng đợi. Những cà mèn cơm dùng buổi trưanguội dần, nhưng cả nhóm thợ vẫn mải mê làm việc vì khách liên tục ghé đến khiến buổi trò chuyệncủa chúng tôi với nhóm thợ thường bị ngắt quãng.

Vừa tiếp chuyện anh Văn vừa cầm chiếc giày thể thao địa hình để sửa chữa lại nhữngchỗ bị rách. Chiếc giày hàng hiệu sờ vào cứng như đá nhưng đối với Văn không có gì là khó, đôi tayngười đàn ông hơn 40 tuổi này cứ thoăn thoắt cầm mũi dùi đều đặn ấn xuống rồi kéo lên từng sợi chỉđể khâu lại chỉ trong tích tắc.

Anh Văn cho biết: "Khách đến đây phần lớn là để sửa giày, không phải họ không cótiền mua hay đóng giày mới. Nhưng đơn giản là họ muốn phục hồi lại đôi giày bởi nó là kỷ vật hoặcchất chứa những kỷ niệm của một quãng đời nào đó mà họ không thể nào quên".

Điều không thể ngờ tuy là tiệm sửa giày vỉa hè nhưng hơn 10 năm qua, những ca sĩ,nghệ sĩ nổi tiếng luôn tìm đến anh Văn để sửa những đôi giày "khủng" có giá từ vài triệu cho đếnvài chục triệu đồng. "Cô Diễm My, chú Minh Vương, người mẫu Bằng Lăng, ca sĩ Elvis Phương, TrangĐài… và phần lớn nghệ sĩ bộ môn cải lương đều có ghé chỗ mình sửa.

Mỗi lần đến họ đem mỗi người từ 5 đến 6 đôi.Những đôi giày đắt tiền đó phần lớn là dán đế, thu nhỏ hoặc nới rộng ra. Vì nhiều người hai bànchân có số đo chênh lệch nên mỗi khi mua giày mới phải bóp nhỏ lại một chiếc.

Ngày đầu cầm trên tay những đôi giày đắt tiền để sửa mình cũng ngần ngại vì nóđược thiết kế hơi phức tạp, nếu làm hư thì không biết làm sao mà đền, vì hầu hết giày của "sao" đềumua ở nước ngoài. Nhưng cuối cùng kinh nghiệm trong nghề đã giúp mình vượt qua, giờ cầm trên taynhững đôi giày có giá vài chục triệu sửa chữa không còn cảm giác lo lắng như ngày xưa nữa" - Văncho biết.

Anh Hồ Duy, 56 tuổi, một khách hàng quen thuộc với tiệm sửa giày hơn 20 năm chiasẻ: "Sau ngày giải phóng, cả con đường Lê Thánh Tôn này nổi tiếng về buôn bán giày dép và quần áo,chỗ sửa giày lề đường của cha con chú Tụng cũng xuất hiện từ đó.

Nhưng từ thời đổi mới đến giờ, người dân bắt đầu kinh doanh nhiều ngành nghề, nênđoạn đường này không còn buôn bán giày dép nhiều như xưa, nhưng hình ảnh những người sửa giày lềđường vẫn còn đó. Tuy đây không phải cửa tiệm đàng hoàng nhưng lại làm ra những đôi giày khách đặtrất đẹp, chắc chắn mà giá lại rẻ nữa. Bởi nó là cái tình - quý mến nhau bởi sự thật thà của tiệmnày - nên có lẽ nhiều người dù giàu hay nghèo, nổi tiếng hay không nổi tiếng, đều chọn đếnđây".

Trời tắt nắng, cơn mưa Sài Gòn bất chợt trút nước, cả nhóm thợ vội vã thu gom đồnghề và căng tạm tấm bạt gần bến đỗ xe buýt cho đỡ ướt. Trong không gian chật hẹp ấy, mỗi ngườibưng một cà mèn cơm đã nguội lạnh ra dùng. Nhưng thỉnh thoảng dưới lòng lề đường vẫn có người độimưa gọi lớn: "Văn ơi, cho chị lấy đôi giày dán đế hôm trước…", cứ thế bữa cơm trưa của nhóm thợ ởmột tiệm giày không nhà, không biển hiệu liên tục bị đứt quãng.

Cưu mang trẻ nghèo

Hiện chỗ của Văn có 7 thợ đang làm, người lớn nhất 31 tuổi, nhỏ nhất là cặp songsinh Trần Hồng Thuận, Trần Hồng Hòa (14 tuổi) ở Thủ Đức. Hai đứa trẻ đang hăng hái làm việc và luôntươi cười với khách, nhưng ẩn đằng sau chúng là một nỗi đau và vết thương lòng của những đứa trẻbất hạnh.

Lúc Thuận và Hòa lên 8 thì phải nghỉ học vì người cha vừa mãn hạn 4 năm tù chưakịp làm gì cho gia đình đã ra đi do bệnh tật, còn mẹ đi thêm bước nữa. Trong một lần ba mẹ con đẩychiếc xe hủ tiếu ngồi nghỉ gần chỗ anh Văn làm, thấy hai đứa trẻ có vẻ thích thú cái nghề sửa giàylề đường nên người mẹ xin anh Văn cho chúng ở lại học nghề từ năm 2010.

Lề đường là chốn mưu sinh.
Lề đường là chốn mưu sinh.

"Trong mắt hai em, chú Văn như người cha thứ hai của mình. Ngoài công việc, chúcũng rất nghiêm khắc dạy dỗ tụi em nên người. Chuyện cơm nước, quần áo, chỗ ở chú Văn lo hết. Buổitối đi chơi phải về nhà trước 22h. Điều vui nhất là mình vừa học nghề mà vừa có tiền phụ gia đình.Cuối tháng cầm gần 4 triệu đồng tiền lương về phụ giúp thêm để mẹ bớt tảo tần" - anh em Thuận, Hòacười nói.

Cảnh ngộ có phần bi đát hơn là Trần Mạnh Long (20 tuổi) quê Vĩnh Long bị mẹ bỏ rơitừ nhỏ, cha bị tâm thần, em được người chị họ tốt bụng dắt về cưu mang. Năm 2006, trong một lần ghésửa giày người chị đã xin anh Văn nhận Long vào học nghề. Trong 6 năm chăm chỉ làm việc, giờ đâyLong không khác gì một người thợ chuyên nghiệp. Mỗi tháng nhận lương, Long đều trích một phần tiềnđể gởi về lo cho người chị họ đã thay cha mẹ cưu mang mình.

Khi nhắc lại chuyện cũ, Long vẫn với khuôn mặt lầm lì bởi những năm tháng sốngthiếu thốn tình thương của cha mẹ như là một vết thương lòng ăn sâu vào tâm hồn em. "Có lẽ cuộc đờiem chỉ có hai người là cha và là mẹ của em. Đó là chú Văn và chị họ của em. Hồi nhỏ, em thường bịnhững đứa bạn cùng lớp chọc ghẹo vì có cha bị tâm thần.

Long từng nếm trải những trận đòn nghiệt ngã của những tay anh chị giang hồ, bụiđời. Tuổi thơ em đã có nhiều nước mắt nhưng giờ đây em đã tìmthấy hạnh phúc trong cuộc đời này", Long nói .

Nguồn Dòng Đời


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới