Hủy

Hồng Kông: Trung tâm nghệ thuật đang "phất mạnh" của thế giới

Thứ Hai | 03/06/2013 16:49

Từng mang tiếng là "nhà quê văn hóa", thành phố Hồng Kông hiện là trung tâm đấu giá nghệ thuật lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau New York và London.
 

Hội chợ nghệ thuật Art Basel Hong Kong diễn ra hồi cuối tháng 5 vừa qua không chỉ cho cả thế giới biết về sự phát triển nhanh mạnh của một thị trường mới nổi dành cho nghệ thuật đương đại và hiện đại, mà còn khẳng định vị trí trung tâm của thành phố này trong thị trường châu Á.

Khách xem tại phòng tranh Galerie Gmurzynska trong hội chợ Art HK, tiền thân của hội chợ Art Basel Hong Kong.
Khách xem tại phòng tranh Galerie Gmurzynska trong hội chợ Art HK, tiền thân của hội chợ Art Basel Hong Kong.

Art Basel vốn là hội chợ có từ năm 1970, diễn ra hàng năm, chuyên bày các tác phẩm hiện đại và đương đại, kéo dài bốn ngày, thường diễn ra tại Thụy Sĩ và Hoa Kỳ. Năm nay đến thành phố có tốc độ phát triển cao nhất châu Á này, Art Basel Hong Kong đã thay thế cho Art HK là hội chợ có từ năm 2008 tại đây. Phiên bản Art Basel đầu tiên ở Hồng Kông giới thiệu 245 phòng tranh và những tác phẩm nghệ thuật của hơn 3000 nghệ sĩ, từ những nghệ sĩ mới nổi đến các bậc thầy hiện đại.

Ông Magnus Renfrew, giám đốc Art Basel tại châu Á và là người sáng lập hội chợ Art HK, tiền thân của Art Basel, cho hay "Tôi biết rằng từ ngay ban đầu đã có nhiều người lo ngại rằng hội chợ Art Basel này chỉ là bản sao chép của hội chợ Art Basel ở Thụy Sĩ và Miami. Nhưng ở đây, chúng tôi chỉ cố gắng giữ phần gốc và sứ mệnh cơ bản nhất của Art Basel. Một số lượng lớn các phòng tranh ở đây vẫn có xuất xứ từ châu Á - Thái Bình Dương".

Nhiều phòng tranh trong khu vực châu Á đã thực sự bày tỏ lo ngại rằng họ có thể bị đẩy ra khỏi sự kiện và bị thay thế bởi những tên tuổi lớn hơn, được yêu thích hơn trong thị trường nghệ thuật toàn cầu. Trong khi các phòng tranh quốc tế đang xuất hiện ngày càng nhiều, thì hội chợ đã dành những điểm nhấn lớn dành cho các phòng tranh của riêng châu Á bằng cách tạo ra không gian có tên Insights, không gian nghệ thuật được phát triển dành riêng cho các buổi trưng bày nghệ thuật của Hồng Kông.

Art Basel tiếp nối truyền thống trưng bày các tác phẩm nghệ thuật cỡ lớn của các nghệ sĩ quốc tế hàng đầu.

Một thế kỉ trước, người ta đã có thể thấy những tín hiệu báo rằng Hồng Kông sẽ thu hút nhiều phòng tranh, nghệ sĩ và các nhà sưu tầm trên thế giới. Khi hội chợ nghệ thuật Art HK ra đời đầu tiên năm 2008, hầu hết giới nghệ thuật thế giới cho rằng thành phố châu Á này chỉ như một cửa ngõ giao thương nghệ thuật giữa thủ đô Bắc Kinh và Thượng Hải. Lúc đó nhu cầu về nghệ thuật Trung Hoa đang tăng cao, mặc dù các nhà đấu giá nghệ thuật danh tiếng như Sotheby's và Christie's đã xuất hiện tại Hồng Kông. Các tên tuổi đấu giá nổi tiếng này không chỉ xuất hiện chỉ riêng tại Trung Quốc đại lục mà nhiều đại diện của nghệ thuật ngay trong Hồng Kông cũng đang chuyển hướng ngắm sang Trung Quốc đại lục.

Tuy vậy, các phòng tranh của Hồng Kông lại có vẻ như có chất lượng tốt hơn. Phòng tranh Hanart TZ, mở cửa năm 1983 và phòng tranh Osage Gallery, thành lập năm 2004, đều là những phòng tranh đương đại lớn trong Hồng Kông, đang bận rộn với ngành thương mại nghệ thuật và cung cấp nhiều sân chơi cho các nghệ sĩ.

Thêm vào đó, Hồng Kông đã trải nghiệm sự phục hưng của nghệ thuật trong vài năm qua. Kết quả là thành phố này hiện có 80 phòng tranh đương đại, theo thống kê của tạp chí Art Asia Pacific - trong đó những tay buôn nổi tiếng nhất phải kể đến Ben Brown Fine Arts, Gagosian, White Cube và Lehmann Maupin. Cũng theo nhà kinh tế học Clare McAndrew, tác giả của báo cáo thị trường về Mỹ thuật Âu châu năm nay, thị trường tự do và miễn thuế các tác phẩm nghệ thuật xuất/nhập tại Hồng Kông chính là một trong những yếu tố góp phần thúc đẩy các phòng tranh nước ngoài xuất hiện tại đây.

Chính quyền thành phố, trong khi đó, tuyên bố sẽ rót khoảng 21,6 tỉ đôla Hồng Kông hoặc 2,7 tỉ đôla Mỹ vào trung tâm nghệ thuật mới có tên West Kowloon Cultural District, vốn có biệt danh "Đô thị quốc tế của châu Á". Tại đô thị này, một dự án về bảo tàng đương đại có quy mô hoành tráng dự kiến sẽ ra mắt trong năm 2017.

 Một tác phẩm của nghệ sĩ Nhật Yayoi Kusama tại Art Basel Hong Kong. Bà cũng đang có một triển lãm tại Việt Nam.
Một tác phẩm của nghệ sĩ Nhật Yayoi Kusama tại Art Basel Hong Kong. Bà cũng đang có một triển lãm tại Hà Nội, Việt Nam.

Những phát triển trên đã hình thành và có được bước tiến trong nhiều năm qua. Nhiều chuyên gia nghệ thuật vẫn rất tin tưởng vào thành công của hội chợ Art HK và ảnh hưởng của hội chợ Art Basel năm 2011. Các kết quả này sẽ càng củng cố ngôi vị của Hồng Kông trong thị trường nghệ thuật châu Á.

"Việc hội chợ Art Basel tiếp nối hội chợ Art HK đã khẳng định vị trí vững chắc của thành phố châu Á này, khiến nó trở thành điểm đến bắt buộc cho các nhà sưu tầm, nhà quản lý bảo tàng và cả các nhà phê bình trong thị trường nghệ thuật toàn cầu", ông Nick Simunovic, giám đốc của phòng tranh Gagosian tại Hồng Kông cho hay.

Riêng bà Courtney Plummer, giám đốc của không gian nghệ thuật Lehmann Maupin Hong Kong, một dự án mới ra mắt hồi tháng 3 năm nay, cho hay "ý tưởng về một phòng tranh Hồng Kông lớn đang chín muồi dần qua thời gian". "Đó là tiến trình hoàn toàn tự nhiên", bà nói về quyết định mở không gian nghệ thuật trên tại Hồng Kông. "Nhưng chúng tôi đã để ý thấy rằng Hồng Kông đang phất lên mạnh, với đủ loại đấu giá, sự mở cửa của xã hội châu Á và ngay chính bản thân hội chợ nghệ thuật. Hội chợ Art Basel hầu như không tác động đến quyết định mở cửa dự án này của chúng tôi, nhưng nó là minh chứng rõ ràng rằng người ta thích đến Hồng Kông".

Năm 2012, Trung Quốc chiếm 25% thị phần thị trường nghệ thuật toàn cầu, Hồng Kông chiếm phần lớn trong số đó. Hồng Kông hiện là trung tâm đấu giá nghệ thuật lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau New York và London. Riêng năm 2011, nhà đấu giá Sotheby's đã thu về khoảng 7,8 tỉ đôla doanh số hàng đấu giá.

Một số tay chơi nghệ thuật khác ở Hồng Kông lại quan ngại. Họ nói Hồng Kông từng mang tiếng nơi đô thị "khô cằn về văn hóa", "nhà quê về văn hóa". Tuy vậy, ông Mr.Renfrew cho rằng đó chỉ là những suy nghĩ nhất thời.

"Có rất nhiều tổ chức khác nhau như hiệp hội Asia Art Archieves và Pare/Site, họ nỗ lực đóng góp nhiều vào đời sống văn hóa của thành phố này". Ông này còn đề cập tới một bản khảo sát văn hóa khu vực thực hiện năm 2000 tại Hồng Kông và một không gian đương đại khác thành lập năm 1996. "Có rất nhiều các phòng tranh mạnh, như Hanart và Osage, những phòng tranh thực hiện nhiều chương trình khác biệt hoàn so với các phòng tranh chuyên đồ cổ khác". "Tôi thấy nhiều phát triển liên quan đến nghệ thuật trong Hồng Kông đang đi lên song song với thành công của hội chợ Art Basel", ông tiếp lời.

Một góc Art Basel Hong Kong 2013.
Một góc Art Basel Hong Kong 2013.

Trung tâm của sự phát triển ở đây chính là sự "bảo kê" của Hồng Kông với tự do ngôn luận và văn hóa cởi mở về những ý tưởng mang đậm tính phê bình chỉ trích, ông Robin Peckham, giám đốc sáng lập của một dự án kiêm không gian nghệ thuật tại trung tâm Hồng Kông, cho hay. Năm 2009, ông Peckham chuyển từ Bắc Kinh đến Hồng Kông. "Tôi bị phương pháp hoạt động nghệ thuật của các nghệ sĩ ở Hồng Kông hấp dẫn. Nơi đây đúng là đang mở rộng đối với nền nghệ thuật thế giới".

"Hồng Kông có nhiều ý nghĩa quan trọng hơn hẳn Bắc Kinh và Thượng Hải: sự minh bạch của các phòng tranh và các vụ đấu giá, và không nơi nào ở Trung Quốc, trừ Hồng Kông, hãng bảo hiểm AAA lại có thể đưa ra những nghiên cứu quan trọng và sâu sát về quản lý nghệ thuật", ông Peckham giải thích.

Ngay khi hội chợ nghệ thuật Hồng Kông và các phòng tranh ở đây khiến cả thế giới chú ý, chính quyền địa phương bắt đầu để mắt tới họ. "Chúng tôi được nhìn nhận như là những doanh nghiệp thương mại. Chỉ có thế thì họ mới không nhận ra được những ý nghĩa về văn hóa của những sự kiện này", ông Renfrew giải thích. "Tuy vậy tôi nghĩa chính quyền ở đây sẽ thấy hài lòng về thành công của hội chợ. Khách xem hội chợ đã tăng từ 19.000 khách trong năm đầu tiên lên 67.000 người trong năm trước. Họ nhận ra rằng ở Hồng Kông đang có một cơn đói khát về thị trường nghệ thuật đương đại".

Hồng Kông đang tiến hành một dự án đầy tham vọng cho khu đô thị quốc tế West Kowloon Cutural District. "Từ kết quả vô cùng khả quan sau hội chợ nghệ thuật và những phát triển khác trong khắp thành phố này, lợi nhuận cho việc đầu tư nâng cấp các tổ chức chính yếu ở Hồng Kông đang tăng đáng kể", một chuyên gia tại hội chợ Art HK và Art Basel cho hay. "Khái niệm Hồng Kông là trung tâm nghệ thuật của cả khu vực càng ngày càng được củng cố".

Tuy vậy, danh tiếng nổi như cồn của các phòng tranh quốc tế như Gagosian và White Cube tại Hồng Kông đang trở thành mối lo của nhiều nghệ sĩ và các phòng tranh bản địa bởi họ vốn tập trung vào kinh doanh mảng nghệ thuật quốc tế như Damien Hirst hoặc Andy Warhol hơn là chú trọng đến nghệ thuật hoặc các nghệ sĩ Hồng Kông. Điều này hoàn toàn đúng - khi phòng tranh Gagosian tổ chức một buổi trưng bày Damien Hirst năm ngoái và sau đó nhận được rất nhiều lời khen như "mang đến hơi thở mới trong lành, thu hút tiền bạc và các nhà sưu tầm mới đến với Hồng Kông".

Ông Renfrew cho biết "Việc các phòng tranh quốc tế xuất hiện tại thị trường nghệ thuật Hồng Kông là một tín hiệu khả quan cho chính thành phố này. Chính họ đã nâng cao trình độ của các chương trình mang tính nghệ thuật và giới thiệu nhiều nghệ sĩ quốc tế tên tuổi đến với Hồng Kông". Ít ra, cuộc đua này cũng khiến các phòng tranh bản địa chú trọng phát triển sâu và rộng kế hoạch kinh doanh của họ.

Những tín hiệu khả quan đến cùng với việc khai trương các phòng tranh mới và hội chợ Art Basel Hong Kong có thể đang tạo ra nhiều cơ hội tốt lành cho các nghệ sĩ bản địa. "Có hàng tá các nghệ sĩ danh tiếng hoạt động ở Hồng Kông trong nhiều năm nhưng lại bị sự phát triển của Trung Quốc lục địa lấn át. Nhưng khi cộng đồng văn hóa Hồng Kông phát triển mạnh mẽ, tôi nghĩ người ta sẽ thấy những nghệ sĩ sống tại Hồng Kông vươn lên thành công mạnh mẽ", ông Simunovic, giám đốc phòng tranh Gagosian cho hay.

Nguồn NYTimes


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới