Hủy

Nghệ thuật gây sốc trong những bức tượng cổ nước Ý

Thứ Sáu | 10/05/2013 18:38

Khi con người hiện đại phán xét những bức tượng Roma là mang đậm tính dục, bạo lực thì người Roma lại xem đó là giải trí và dịu dàng.
 

Người Roma yêu chuộng nghệ thuật chứa đầy bạo lực và tình dục. Trong khi con mắt hiện đại xem loại nghệ thuật đó là dâm ô và đáng sợ thì người cổ đại lại nhìn câu chuyện ở góc độ hoàn toàn khác, cây viết Alastair Sooke của BBC nói.

Phóng viên báo BBC cho rằng, nghề khảo cổ suốt thế kỉ 18 chắc chắc sẽ rất thú vị khi người ta phát hiện ra những thị trấn Roma của Pompei và Herculaneum. Trong suốt các năm 1750 và 1761, đã có 85 bức tượng điêu khắc được khai quật tại khu dinh thự có Villa of the Papyri bên ngoài điểm khảo cổ Herculaneum.

Năm 1752, vua Naples và Sicily cùng tham dự vụ khai quật những bức tượng này. Không khó để đoán được vẻ ngạc nhiên của cả đoàn khảo cổ lẫn nhà vua. Trên nền tượng đá cẩm thạch là một bức tượng thần đồng quê Pan đang làm tình với một chú dê cái. Bức tượng mô tả tay phải thần Pan nắm râu chú dê, đồng thời kéo mạnh chú dê về phía Pan, thần nhìn chọc thẳng vào mắt chú dê cái. Vua Naples và Sicily lần đó đã có bộ mặt không lấy gì làm vui vẻ.

Ảnh 1: Cảnh tình dục của Thần Pan. Là một trong những tác phẩm tai tiếng nhất trong các di tích cổ, tượng Thần đồng quê Hy Lạp (Pan) và một con dê cái được phát hiện tại điểm khảo cổ Herculaneum, năm 1752.
Cảnh tình dục của Thần Pan. Là một trong những tác phẩm tai tiếng nhất trong các di tích cổ, tượng Thần đồng quê Hy Lạp (Pan) và một con dê cái được phát hiện tại điểm khảo cổ Herculaneum, năm 1752.

Không giống như hầu hết các hiện vật tìm thấy từ di chỉ khảo cổ Herculaneum và Pompeii, bức tượng bị giấu kĩ và chỉ được phép xem nếu có sự cho phép của nhà vua. Thế nhưng, từ khi bị phát hiện, bức tượng đã làm nảy sinh nhiều hồ nghi lẫn kinh sợ. Nó nhanh chóng trở nên nổi tiếng từ những người lang thang ở nước Anh và là chủ đề nóng hổi trong cuộc thi du lịch quanh châu Âu, có tên là Grand Tour. Điêu khắc gia người Anh Joseph Nollekens từng tạo ra một tác phẩm nhái bức tượng này dựa trên những gì còn sót lại trong trí nhớ của ông - mặc dù trong tác phẩm của Joseph, mắt của con vật được phô diễn có nhiều phần ngạc nhiên hơn so với bản gốc.

Dù không cố ý nhưng Nollekens đã khắc họa được ý nghĩa thú tính và bạo lực từ bức tượng. Văn hóa khác nhau định hình quan điểm về cùng một vấn đề cũng khác nhau. Nghệ thuật mà con người hiện đại cho rằng là đầy nhục cảm, gây sốc và bạo lực lại là nghệ thuật hoàn toàn bình thường trong thế giới Roma.

Hiện tại bức tượng Thần Phan và Dê lại đang dậy sóng trở lại trong giới nghệ thuật quốc tế. Trong Bảo tàng Khảo cổ Quốc gia ở Naples, bức tượng này thường được đặt trong một khu bảo mật có tên "Secret Cabinet", nằm cạnh các bảo vật khác từ thời Roma cổ đại. Hiện tại tượng Thần Pan và Dê đang được cho mượn để tham gia triển lãm tại Anh có tên "Life and Death in Pompeii and Herculaneum".

Nhìn nhận những bức tượng như trên ở góc độ khiêu dâm và tình dục là điều khó tránh khỏi. Nhưng không ai chắc hoàn toàn câu chuyện chỉ dừng ở mức đó. Dinh thự Villa of the Papyri sở hữu một thư viện chứa hàng trăm cuốn tài liệu, chứng tỏ rằng chủ sở hữu bức tượng trên là người tinh tế và có học thức.

2: Tượng bạo lực đặc trưng thời Hy Lạp, được phát hiện tại Herculaneum, diễn cảnh hai con hươu đực bị một đàn chó săn xé thịt.
Tượng bạo lực đặc trưng thời Hy Lạp, được phát hiện tại Herculaneum, diễn cảnh hai con hươu đực bị một đàn chó săn xé thịt.

Có thể người này cũng là người "trái thói" về tình dục, thích làm các vị khách tới nhà mình bất ngờ. Nếu ngày nay một số người cho xây dựng các tượng thần lùn giữ cửa để trang trí cho khu vườn nhà mình thì người Roma lại chuộng những vật khêu gợi, táo bạo và "khát máu" hơn. Đâu đó trong triển lãm của Bảo tàng Anh quốc, người xem bước vào và nhận ra những bức tượng mô tả cảnh những con chó săn xé xác thịt tươi, cắn ngập răng những mảng thịt của con mồi.

Những bức tượng đó không dâm dật nhưng vô cùng bạo lực. Xét trên những chuẩn mực của nghệ thuật hiện đại, các nghệ sĩ có thể tùy ý tự do xếp đặt những chủ thể rời rạc lộn xộn trở thành một dạng gắn kết nhất định. Khi mang tiêu chuẩn này ra so với thứ nghệ thuật bạo liệt của người Roma, người ta dễ thấy điều này "quả là lạ lẫm". Bức tượng bằng đá cẩm thạch mô tả Hec-quin say và định phóng uế cũng thuộc cái "lạ lẫm" đó.

3. Tranh tượng tại Pompei, mô tả một người đàn ông say rượu. Văn hóa Roma luôn gắn liền với bạo lực, tình dục và ăn chơi hưởng thụ.
Tranh tượng tại Pompei, mô tả một người đàn ông say rượu. Văn hóa Roma luôn gắn liền với bạo lực, tình dục và ăn chơi hưởng thụ.

4. Tượng Héc-quin "xả hơi" khi say xỉn.
Tượng Héc-quin "xả hơi" khi say xỉn.

6. Một trong vài bức tượng còn sót lại về Thần Rừng Marsyas. Ông bị cột quanh cây và bị lột da sau khi thua trận thi nhạc với thần Apollo.
Một trong vài bức tượng còn sót lại về Thần Rừng Marsyas. Marsyas bị cột quanh cây và bị lột da sau khi thua trận thi nhạc với thần Apollo.

Có vẻ người Roma không bao giờ dừng sáng tạo thứ nghệ thuật này. Lấy bức tượng Hanging Marsyas làm ví dụ. Bức tượng mô tả Marsyas, một kẻ say rượu có sừng dê, đuôi dê và chân dê, bị cột vào một cái dây và sắp bị thần Apollo lột da sống. Lí do chỉ vì Marsyas thổi sáo hay hơn Apollo.

Câu chuyện này cũng tương tự với câu chuyện về thầy tu Laocoon thành Troa với những biểu hiện đớn đau sinh động trên từng phần nổi của tượng, từng khiến phương Tây giật mình kể từ khi nó được phát hiện tại Rome và được đặt trong khuôn viên Belvedere của Vantican năm 1506. Bức tượng cẩm thạch này trở thành nguồn cảm hứng của vô số nghệ sĩ và cây viết, từ Micheangelo đến Dicken.

Từ đó, dễ nhận ra người Roma, tuy đề cao tính nguyên vẹn thống nhất và trang trọng, vẫn bị ám ảnh bởi máu và cào xé đau đớn. Sau tất cả, những trò chơi đấu sĩ và đấu trường rộng lớn với những quái vật hoang dã, các tội phạm mang án tử - đều không là gì ngoài khả năng thỏa mãn nhu cầu mang tính lễ nghi của con người. Người Roma cổ đại tò mò về cả văn minh lẫn thú tính.

Trong trường hợp của bức điêu khắc Thần Pan và Dê, có thể thấy văn hóa Roma bị ảnh hưởng khá nhiều bởi cả tình dục và bạo lực. Tại Pompeii, nơi từng xuất hiện trong cuốn phim tài liệu của BBC có tên Treasures of Ancient Rome, người ta phát hiện một nhà thổ với rất nhiều các bức tranh tường vẽ cảnh dâm dục. Nhiều ngôi nhà hoặc dinh thự khác cũng có các hình vẽ về dương vật dựng thẳng.

 5. Tượng thầy tu thành Troa và hai con trai chật vật xoay sở để thoát khỏi những con rắn do thần Poseidon thả đến để trừng phạt họ.
Tượng thầy tu thành Troa và hai con trai chật vật xoay sở để thoát khỏi những con rắn do thần Poseidon thả đến để trừng phạt họ.

7. Một chiếc chuông gió hình dương vật với các phần trang trí hình chân sư tử, cánh và các chuông treo phụ.
Một chiếc chuông gió hình dương vật với các phần trang trí hình chân sư tử, cánh và các chuông treo phụ.

Nhận xét về phát hiện này tại các nhà thổ ở Pompeii, có một số chuyên gia đánh giá rằng trung bình có khoảng 35 nhà thổ trong một thị trấn có dân số khoảng 12.000 người. Nhưng hầu hết các học giả ngày nay tin rằng chức năng của dương vật, theo người Roma là một thứ vũ khí chống lại các thế lực ma quỷ. Điều này có thể giải thích cho sự phổ biến của hình tượng dương vật trong một số trường hợp thú vị như chiếc chuông gió có tên Tintinabulum. Tintinabulum có những chiếc cánh mang hình dương vật, có cả phần trang trí hình sư tử, chân và đuôi sư tử cũng có hình dương vật.

Từ tượng Thần Pan và Dê đến những vật như chiếc chuông gió Tintinabulum, con người/nghệ thuật hiện đại khó có thể hiểu sâu và đủ được ý nghĩa của chúng đối với người Roma. Khi ta thấy từ đó những phán xét liên quan đến tính dục, bạo lực thì người Roma lại thấy tính giải trí và nét dịu dàng. Tuy vậy, có một điều chắc chắn rằng quan điểm về tình dục và bạo lực của người Roma cổ đại hoàn toàn khác biệt với quan điểm ngày nay.

Nguồn BBC


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới