Hủy
Tài Chính

Chứng khoán "đụng độ" lạm phát, nhà đầu tư nên làm gì?

Kim Anh Thứ Tư | 30/03/2022 11:57

Lạm phát tăng cao đang tác động đến tâm lý của nhà đầu tư. Ảnh: TL.

Lạm phát năm 2022 được dự báo sẽ duy trì ở ngưỡng 4%, nhưng những lo ngại trên thế giới đã phần nào ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư.
 

Từ đầu năm tới nay, thị trường tài chính thế giới chứng kiến nhiều biến động, lạm phát gia tăng ở các nước, Fed tiến hành tăng lãi suất hay những căng thẳng tại Ukraine cũng làm giá cả hàng hóa, nguyên liệu tiếp tục bị đẩy lên cao. 

Tại Việt Nam, theo Tổng cục Thống kê, bình quân hai tháng đầu năm 2022, CPI tăng 1,68% với cùng kỳ năm 2021. Lạm phát cơ bản tăng 0,67%. Mặc dù mức lạm phát năm 2022 được dự báo sẽ duy trì ở ngưỡng 4%. Tuy nhiên, những lo ngại trên thế giới đã phần nào làm ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư, đặc biệt là lo ngại khối ngoại bán ròng thêm.

Ảnh chụp màn hình tại Talkshow Phố Tài Chính.
Ảnh chụp màn hình tại Talkshow Phố Tài Chính.

Theo số liệu từ Sở Giao dịch Chứng TP. HCM (HOSE), trong tháng 2/2022 nhà đầu tư nước ngoài vẫn bán ròng nhưng đã giảm 5,6 lần so với các tháng trước đó. Theo các chuyên gia, tác động về địa chính trị và lạm phát cao trên thế giới chỉ là những tác động ngắn hạn. Còn về trung và dài hạn, thị trường chứng khoán toàn cầu vẫn là kênh đầu tư sinh lời tốt. 

Theo chia sẻ của ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Nghiên cứu Khách hàng cá nhân, Công ty Chứng khoán MB (MBS), giai đoạn từ 1960 đến 1980, mỗi khi lạm phát tăng cao thì thị trường chứng khoán thường điều chỉnh và đi ngang, rất là khó lên. Tuy nhiên, sau khi lạm phát đạt đỉnh thì thị trường chứng khoán sau đó thì đều lên rất là tốt. Một thống kê từ 1802 đến nay thị trường chứng khoán vẫn là sinh ra lợi suất cao nhất và cao hơn các kênh đầu tư khác như là vàng hay trái phiếu. 

Sức ép về lạm phát vẫn đang gia tăng, cùng với việc các ngân hàng tăng nhẹ, lãi suất khiến lượng tiền gửi của người dân vào hệ thống đã tăng mạnh nhất trong vòng 10 tháng qua. Liệu điều này có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán hay không? 

Ảnh chụp màn hình tại Talkshow Phố Tài Chính.
Ảnh chụp màn hình tại Talkshow Phố Tài Chính.

Chia sẻ tại Talkshow Phố Tài Chính, ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) cho hay, đợt vừa rồi mặt bằng tiền gửi thì tăng lên khoảng 0,1- 0,2 %, là một cái mức phải ở Việt Nam. Trong giai đoạn trước, chúng ta thấy là mức lạm phát ở mức khá là cao, tuy nhiên trong những năm gần đây thì thường mức lạm phát chỉ từ 2-4%,một mức cũng khá là hợp lý trong suốt 21 năm vừa qua. 

Từ năm 2000 cho đến nay thì kênh truyền thống chẳng hạn như là tiền gửi tiết kiệm đạt tăng trưởng khoảng 8%/năm. Đồng USD là một kênh cũng khá phổ biến, thì chỉ tăng trưởng rất là thấp là 2,2%, kênh bất động sản thì tốt hơn một chút là khoảng độ tầm 12% và kênh chứng khoán thì tăng trưởng khoảng 15,8-15,9%, bao gồm cả phần cổ tức. 

Thế còn về mặt chính sách, trong giai đoạn này chúng ta đang theo hướng mở rộng hơn và hỗ trợ cho sự phục hồi của nền kinh tế. “Theo quan điểm của cá nhân tôi, chứng khoán cũng sẽ chịu ảnh hưởng của yếu tố lạm phát. Tuy nhiên dòng tiền trên thị trường thì có thể vẫn khá mạnh và tìm kiếm cơ hội trên thị trường”, ông Trần Thăng Long nói thêm. 

Có thể bạn quan tâm 

Một công ty chứng khoán đặt mục tiêu 9x đối với cổ phiếu DPM

Nguồn Theo Talkshow Phố Tài Chính


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới