Hủy
Góc nhìn chuyên gia

Điều gì khiến thị trường diễn biến “bất định” như hiện nay?

Ông Lê Long Giang, Chủ tịch VFCA Thứ Tư | 13/07/2022 14:35

Ông Lê Long Giang, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA). Ảnh: PV

Về dài hạn, triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá tích cực.
 

Hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn thu hút lượng lớn nhà đầu tư mới. Số liệu vừa được Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) công bố, tại thời điểm 30/6 trên hệ thống của VSD đang quản lý gần 6,12 triệu tài khoản của nhà đầu tư trong nước, trong đó chủ yếu là của nhà đầu tư cá nhân. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, đã có hơn 1,84 triệu tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân trong nước được mở mới. 

 

Về dài hạn, triển vọng của thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được đánh giá tích cực. Tuy nhiên, những biến động trong ngắn hạn của thị trường đã khiến nhà đầu tư không khỏi hoang mang. Sau khi có những tín hiệu khởi sắc, thị trường lại quay đầu giảm điểm, rồi tiếp đó là những phiên tăng giảm đan xen. Không chỉ các cổ phiếu riêng lẻ mà ngay cả VN-Index cũng dao động trong biên độ khá lớn. Có thể thấy giá sàn đó, nhưng rồi lại được “cân” lại ngay. 

Vậy nguyên nhân nào đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam trở nên khó đoán định như hiện tại? Dưới đây là góc nhìn của ông Lê Long Giang, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Tài chính Việt Nam (VFCA) được trích dẫn trong phần chia sẻ của ông tại Talkshow Phố Tài Chính. 

Theo ông Giang, diễn biến bất định của thị trường trong thời gian gần đây đến từ 2 nguyên do. Thứ nhất, về trong nước, từ đầu năm đến giờ Chính phủ đã có rất nhiều động thái làm trong sạch thị trường. Biện pháp rất mạnh, đã làm cho thị trường được trong sạch hơn nhưng cũng làm cho nhà đầu tư nhận thấy là rất nhiều cổ phiếu đã được tăng giá giả, từ đó khiến nhà đầu tư trở nên dè chừng hơn. Ngoài ra, diễn biến của nền kinh tế trên thế giới cũng tạo nên những tâm lý không ổn định của nhà đầu tư cả trong, ngoài nước, dẫn đến diễn biến của thị trường như hiện tại.

 

Vậy liệu rằng xu hướng này sẽ kéo dài trong bao lâu? Theo ông Giang, khi mà Ngân hàng Nhà nước xử lý  và trả lời được câu hỏi làm sao các doanh nghiệp có cơ hội để thỏa sức phát triển được đúng theo nhu cầu của họ thì chắc chắn cũng là một tác động đến chỉ số thị trường thay đổi. Bên cạnh đó, việc chủ động lương thực và chủ động về sản phẩm nông nghiệp sẽ làm cho Việt Nam có thể chống chọi với lạm phát rất là tốt. 

“Tôi nghĩ rằng hết tháng 8 và có thể hết quý III (vào tháng 9) thì lúc đấy kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều đã rất ổn, khi đó thị trường sẽ có sự bùng nổ và khởi sắc”, ông Giang nhìn nhận.  

Ông Giang cũng chia sẻ về công thức giúp cho nhà đầu tư chủ động đầu tư vào phòng vệ rủi ro cho danh mục của mình trong bối cảnh khó đoán định như hiện nay. Theo ông Giang, đa phần các nhà đầu tư F0  họ thích trading và cứ một vài ngày lại có một khoản lợi nhuận là họ cảm thấy rất đủ rồi. Tuy nhiên, với những nhà đầu tư giá trị, họ thường chia quỹ đầu tư của họ làm 2 phần, chỉ khoảng độ 30% là trading và 70% tìm kiếm những mã cổ phiếu mà họ đánh giá kỹ.

Ví dụ sau khi được khuyến nghị khoảng 10 mã, họ sẽ bỏ 1 đến 2 ngày để tìm hiểu một mã. Họ tìm hiểu từ trụ sở công ty cho đến cả từng vị trí lãnh đạo trong công ty. Họ đầu tư như vậy không phải là một năm, một tháng mà thường là ba năm. “Tôi nghĩ rằng các nhà  đầu tư ở đây với thời đại mở như thế này sẽ tự mình tìm hiểu những mã và tự tìm hiểu về doanh nghiệp”, ông Giang nói. 

Có thể bạn quan tâm 

Việt Nam vững vàng phục hồi giữa thách thức


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới