Số lượng tài khoản nhà đầu tư cá nhân tăng mạnh rủi ro hay cơ hội?
Bà Đỗ Minh Trang, Giám đốc Trung tâm Phân tích, Công ty Chứng khoán ACB (ACBS). Ảnh: PV.
Số liệu từ Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSDC), tại thời điểm cuối tháng 8, trên hệ thống của VSDC đang quản lý gần 8,66 triệu tài khoản trong nước, trong đó chủ yếu là của nhà đầu tư cá nhân.
Lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, nhà đầu tư cá nhân đã mở mới hơn 1,4 triệu tài khoản chứng khoán. Thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của số lượng tài khoản nhà đầu tư cá nhân, liệu điều này có tạo ra rủi ro hay cơ hội gì cho thị trường chứng khoán Việt Nam?
Trả lời câu hỏi của NCĐT, bà Đỗ Minh Trang, Giám đốc Trung tâm Phân tích, Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) cho hay, cuối năm 2023, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có một đợt rà soát và làm sạch cơ sở dữ liệu của các nhà đầu tư chứng khoán, dẫn tới có sự sụt giảm về số lượng tài khoản mở mới trong một vài tháng.
Tuy nhiên sau đó, số lượng mở mới tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân vẫn tiếp tục gia tăng mạnh mẽ trong 8 tháng đầu năm. Đây là một dấu hiệu hết sức tích cực cho thị trường, cho thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư đối với thị trường chứng khoán. Căn cứ trên số liệu hiện tại, hết tháng 8/2024, Việt Nam có khoảng 8,6 triệu tài khoản của nhà đầu tư cá nhân trong nước, tương đương 8,6% dân số Việt Nam. Tỉ lệ này vẫn thấp hơn so với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia và đặc biệt thấp hơn các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Vì vậy, dư địa để tăng trưởng trong tương lai vẫn còn, và dòng vốn từ các nhà đầu tư cá nhân sẽ hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường.
“Mặc dù vậy, chúng tôi cho rằng trong ngắn hạn, khi lượng nhà đầu tư cá nhân mới tham gia thị trường tăng mạnh trong một thời gian ngắn, cũng có thể tạo ra một số rủi ro đối với thị trường, cụ thể là những sự biến động mạnh chủ yếu vì lý do tâm lý khi điều kiện thị trường không thuận lợi. Tuy nhiên, với bức tranh hiện tại thì chúng tôi chưa thấy rủi ro này xuất hiện”, bà Trang chia sẻ.
Chia sẻ thêm về những yếu tố bên ngoài có thể tác động mạnh đến thị trường chứng khoán Việt Nam, bà Trang cho rằng nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế rất mở. Vì vậy, sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và sức khỏe của các doanh nghiệp trong nước, từ đó tác động tới thị trường chứng khoán Việt Nam. Có 3 yếu tố từ bên ngoài có thể ảnh hưởng đến xu hướng của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đầu tiên là chính sách lãi suất của các Ngân hàng Trung ương thế giới, đặc biệt là Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Lãi suất USD sẽ tác động sâu rộng tới nền kinh tế VIệt Nam, bao gồm vấn đề tỉ giá USD/VND, nền lãi suất của VND, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và nợ vay USD của Chính phủ & tư nhân, cùng với đó là tác động đến dòng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường cận biên/mới nổi.
Thứ hai là tăng trưởng kinh tế toàn cầu, trong đó chủ yếu là Mỹ, EU, các thị trường tiêu thụ hàng xuất khẩu chính của Việt Nam. Các thị trường này tăng trưởng tốt hay suy thoái tác động nhiều tới hoạt động của các doanh nghiệp FDI, xuất khẩu của Việt Nam. Và thứ ba là xung đột địa chính trị trong khu vực cũng là một yếu tố cần được chú ý, khi tác động đến nhiều mặt của chuỗi cung ứng toàn cầu, từ đó làm ảnh hưởng đến xu hướng thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.
Theo dõi Nhịp Cầu Đầu Tư
Tin cùng chuyên mục
-
Ông Cao Việt Hùng, CFA, ACBS
-
Bà Đặng Thị Lan Hương, CTCP Quản lý quỹ Rồng Việt
Những điểm cần lưu ý khi đầu tư dài hạn ở thị trường Việt Nam
-
Ông Michael Kokalari, CFA, VinaCapital
Hai đòn bẩy có thể sử dụng để đẩy nhanh tăng trưởng GDP Việt Nam
-
Ông Hoàng Huy, CFA, Chứng khoán Maybank
-
Ông Nguyễn Kỳ Minh, CFA, Chứng khoán Guotai Junan
-
Ông Michael Kokalari, CFA, VinaCapital
Tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp kỳ vọng ở mức 33%
Tin nổi bật trong ngày
Tin mới
-
Trọng Hoàng
-
Huy Vũ