Hủy
Tài Chính

Tổng Công ty Lương thực miền Nam lần đầu tiên có lãi sau cổ phần hóa

Thùy Linh Thứ Hai | 10/04/2023 11:00

Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2, mã: VSF) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.

Chiều ngày 9/4, Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2, mã VSF) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.
 

Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 đã nghe các báo cáo của Hội đồng Quản trị và kết quả hoạt động của Hội đồng Quản trị năm 2022; báo cáo của Ban kiểm soát về kết quả kinh doanh của Tổng Công ty, kết quả hoạt động của Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc năm 2022; Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban kiểm soát. 

Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023 cũng thông qua các Tờ trình Đại hội: Báo cáo tài chính năm 2022 của Tổng Công ty đã được kiểm toán; Kết quả kế hoạch sản xuất năm 2023; Phân phối lợi nhuận năm 2022 và kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2023; Tờ trình bổ sung Thành viên Hội đồng Quản trị nhiệm kỳ 2018-2023.

 

Theo báo cáo của Hội đồng Quản trị Vinafood 2, năm 2022 Hội đồng Quản trị đã tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp, huy động mọi nguồn lực về con người, vốn, kho tàng, máy móc thiết bị để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022 đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.

Cụ thể, trong năm 2022, Tổng Công ty Lương thực miền Nam đã bán ra hơn 1,1 triệu tấn gạo, đạt 128,89% kế hoạch năm; tổng doanh thu hơn 17.700 tỉ đồng, đạt 112,73% kế hoạch (trong đó doanh thu của Công ty mẹ là hơn 10.000 tỉ đồng, đạt 120,45% kế hoạch); lợi nhuận trên 91 tỉ đồng, đạt 104,11% kế hoạch.

Như vậy năm 2022 Tổng Công ty đã hoàn thành tốt kế hoạch do Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 giao, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt cao so với kế hoạch. Hệ số bảo toàn vốn năm 2022 bằng, cũng là năm đầu tiên Tổng Công ty có lãi và bảo toàn vốn sau khi cổ phần hóa.

Về kế hoạch kinh doanh năm 2023, Hội đồng Quản trị đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 trình Đại hội đồng cổ đông, trong đó công ty mẹ đề ra kế hoạch tổng doanh thu 8.700,45 tỉ đồng, tổng lợi nhuận trước thuế 2,5 tỉ đồng; kim ngạch xuất khẩu 163,3 triệu USD. Doanh thu kế hoạch hợp nhất toàn Tổng Công ty là 15.325 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế 100,58 tỉ đồng. 

Để đạt kế hoạch đề ra, Vinafood 2 sẽ tiếp tục thực hiện mô hình quản trị tập trung đã mang lại hiệu quả trong năm 2022. Trong đó, tổ chức sắp xếp, điều chuyển máy móc, thiết bị và khai thác triệt để lợi thế về cơ sở hạ tầng, thương hiệu và kinh nghiệm trong kinh doanh lúa gạo để phát huy nguồn lực toàn Tổng Công ty mang lại hiệu quả. 

Hội đồng quản trị đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 trình Đại hội đồng cổ đông, trong đó công ty mẹ đề ra kế hoạch tổng doanh thu 8.700,45 tỉ đồng
Hội đồng Quản trị đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023 trình Đại hội đồng cổ đông, trong đó công ty mẹ đề ra kế hoạch tổng doanh thu 8.700,45 tỉ đồng.

Vinafood 2 cũng sắp xếp lại tổ chức bộ máy; kiện toàn nhân sự lãnh đạo quản lý và người đại diện tham gia quản lý điều hành tại các công ty có vốn góp của Tổng Công ty; bố trí, sử dụng lao động phù hợp, đặc biệt nhân sự kinh doanh xuất nhập khẩu có khả năng phát triển thị trường và phát triển hệ thống nhà cung ứng.

Bên cạnh đó, duy trì quan hệ với các khách hàng truyền thống; tăng cường công tác xúc tiến thương mại, mở rộng quan hệ khách hàng, thực hiện chính sách bán hàng linh hoạt để phát triển thị trường mới, khách hàng mới. Đồng thời đẩy mạnh phát triển sản xuất các sản phẩm sau gạo (bún, phở, bánh tráng, bột...) cùng với ứng dụng công nghệ sạch, phù hợp xu hướng phát triển kinh tế xanh, nâng cao giá trị sản phẩm, đạt tiêu chuẩn đáp ứng thị trường châu Âu. Đặc biệt là hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo gắn với việc ứng dụng công truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng tại các vùng lúa nguyên liệu nghệ số tại đồng bằng sông Cửu Long.

Liên quan đến vấn đề tài chính, Vinafood 2 tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ tín dụng với các ngân hàng để tăng hạn mức tín dụng, đảm bảo nhu cầu nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, tăng vòng quay vốn để tăng hiệu quả sử dụng vốn và chủ động, linh hoạt sử dụng vốn trong điều kiện ngân hàng thắt chặt tín dụng. Đẩy nhanh việc thanh lý tài sản không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được để thu hồi vốn, thoái vốn các khoản đầu tư theo Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp được phê duyệt để tập trung nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả.


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới