Hủy
Thế giới

10 dự báo thị trường 2013 của Goldman Sachs

Thứ Tư | 05/12/2012 17:38

Mới đây Goldman Sachs đưa ra báo cáo về thị trường trong năm 2013 bao gồm 10 điểm đáng chú ý, từ Mỹ tới thị trường mới nổi hay hàng hóa.
 

Bản báo cáo dài 18 trang tập trung vào những vấn đề lớn nhất có khả năng ảnh hưởng mạnh mẽ tới thị trường. Sau đây là những vấn đề mà Goldman Sachs đưa ra trong bài nghiên cứu.

1. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu: Sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn

Tăng trưởng đầu năm 2013 sẽ yếu do thắt chặt tài khóa. Rủi ro đối kinh tế đối với Tây Ban Nha và rủi ro chính trị của Italia sẽ giảm dần vào nửa cuối năm 2013.

2. Các ngân hàng trung ương tại 4 nền kinh tế lớn nhất sẽ thực thi nhiều biện pháp nới lỏng tiền tệ

Lãi suất sẽ được giữ ở mức siêu thấp tại những nền kinh tế này. Bên cạnh đó, Fed sẽ từ bỏ mục tiêu lãi suất mục tiêu để chuyển hướng sang tăng trưởng thông qua kích thích kinh tế. Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sẽ tiến hành các đợt mua tài sản của khối tư nhân.

"Tuy nhiên, những cuộc tranh luận nóng nhất chuyển sang xem ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) có thể thực hiện những chính sách tiền tệ hiệu quả hơn", báo cáo đề cập.


3. Tìm kiếm lợi suất ngày càng khó khăn và bất trắc

Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ sẽ tăng nhẹ, nhưng nhà đầu tư sẽ đổ nhiều tiền hơn vào trái phiếu doanh nghiệp do khu vực này cho lợi suất cao. Rủi ro tăng lên khi tín dụng dễ dãi khiến các doanh nghiệp tái tận dụng đòn bẩy.

4. Thị trường nhà cửa ổn định và khu vực tư nhân sẽ giúp cho nền kinh tế Mỹ

Hoạt động liên quan tới nhà cửa tại Mỹ sẽ mở rộng trong khi điều kiện cho vay trở nên dễ dãi hơn.

Do đó, Goldman Sachs đề xuất nhà đầu tư nên quan tâm đến hai loại tài sản. Đầu tiên là nhóm cổ phiếu trong bộ chỉ số ABX đo lường sức khỏe những khoản nợ dưới chuẩn. Thứ hai là đầu tư vào ngân hàng Mỹ do những ngân hàng này được hưởng lợi từ việc tài trợ tín dụng cho khu vực nhà cửa nếu giá cửa tiếp tục tăng lên.

5. Nguy cơ ảnh hưởng tới toàn cầu từ khu vực châu Âu giảm

Tăng trưởng của châu Âu sẽ thấp cho dù nguy cơ kinh tế của Tây Ban Nha và nguy cơ chính trị của Italia tăng cao trong nửa đầu năm 2013.

6. Cách biệt giữa khu vực trung tâm châu Âu và vùng biên ngày càng tăng

Đức sẽ là nền kinh tế có mức tăng trưởng tốt tại châu Âu khiến mức chênh lệch về tăng trưởng kinh tế giữa quốc gia này với các nước khác như Tây Ban Nha sẽ trở nên rõ ràng hơn.

7. Các thị trường mới nổi dù tăng trưởng nhưng bị ràng buộc năng suất

Tăng trưởng của các thị trường mới nổi gia tăng nhưng sẽ có ít dư địa phát triển hơn các quốc gia phát triển. Lạm phát sẽ làm nhiều chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt.


8. Các thị trường mới nổi sẽ có chính sách khác nhau

Cách phản ứng lại với lạm phát và chênh lệch cán cân vãng lai sẽ định vị từng thị trường mới nổi. Một số nền kinh tế có thể đánh giá thấp mức tăng lạm phát như một số nền kinh tế ASEAN (Indonesia và Malaysia) hoặc đánh giá thấp nới lỏng tiền tệ (Ba Lan).
9. Nguồn cung hàng hóa sẽ tăng trong trung hạn

Đặc biệt, nguồn cung dầu mỏ từ Mỹ sẽ giúp thị trường trên thế giới bớt căng thẳng. Quan trọng hơn, Goldman Sachs kỳ vọng thị trường dầu mỏ quay trở lại trạng thái ổn định về mặt cấu trúc và giá dầu nằm trong khoảng 80-90 USD/thùng. Việc nguồn cung năng lượng gia tăng sẽ giúp nhiều cho quá trình hồi phục của nền kinh tế thế giới.

10. Trung Quốc sẽ tăng trưởng ổn định, nhưng không cao như trong quá khứ

Năm tới nền kinh tế Trung Quốc vẫn sẽ tăng trưởng ổn định nhưng sẽ khó vượt mạnh qua khỏi con số 8%. Bên cạnh đó, thị trường xây dựng tại Trung Quốc vẫn yếu do đi vào cuối chu kỳ làm nhu cầu thép yếu. Nhu cầu về đồng sẽ tăng trong vòng 6 đến 9 tháng tới khi những công trình xây dựng hiện tại ở Trung Quốc hoàn thành.

Nguồn BusinessInsider/Khampha


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới