Hủy
Thế giới

3 luận điểm "ngớ ngẩn" về nước Mỹ vỡ nợ

Chủ Nhật | 13/01/2013 14:52

Cả 3 luận điểm này đều có một điểm chung đó là khiến nhiều người hiểu sai trầm trọng về nguy cơ nước Mỹ sụp đổ nếu không nâng trần nợ.
 

Trong bài phân tích về trần nợ công cũng như khả năng vỡ nợ của chính phủ Mỹ, hai nhà phân tích kinh tế David Rivkin và Lee Casey - những người từng phục vụ tại Nhà Trắng và Bộ Tư pháp dưới thời tổng thống Ronald Reagan và George Bush cha - đã phân tích 3 luận điểm liên quan đến trần nợ công của Mỹ.

Theo Rivkin và Casey, 3 luận điểm "ngớ ngẩn" này được chính quyền tổng thống Barack Obama đưa ra và được đại đa số các phương tiện truyền thông và nhiều tổ chức chính trị tin tưởng và rêu rao.

Hai ông cho rằng việc nắm rõ bản chất 3 luận điểm này là rất cần thiết nếu người Mỹ có ý định tìm hiểu về những nguy cơ từ cuộc chiến "trần nợ" của các nhà hoạch định liên bang.

Luận điểm thứ nhất là Quốc hội Mỹ sẽ thất bại trong nâng "trần nợ" - hay nói cách khác là giới hạn tiền mà chính phủ liên bang được phép vay - sẽ khiến nước Mỹ rơi vào cảnh vỡ nợ. Luận điểm thứ 2 là các chương trình trợ cấp liên bang có thể tránh khỏi hoạt động cắt giảm chi tiêu của chính phủ. Luận điểm cuối cùng, chính quyền Obama sẽ tự nâng trần nợ cho chính mình.

Ở luận điểm thứ nhất, Rivkin và Casey khẳng định, việc quốc hội từ chối cho phép chính phủ tiếp tục đi vay thông qua nâng trần nợ không kích hoạt một vụ vỡ nợ như Nhà Trắng rêu rao, cũng như kèm theo đó là những hậu quả tai hại trong đánh giá tín dụng và với hệ thống tài chính toàn cầu.

Phần 4 trong Tu chính án số 14 trong Hiến pháp Mỹ quy định "tính hợp lệ của các khoản nợ công Mỹ, được ủy quyền bởi luật pháp và không bị xét hỏi". Điều này đồng nghĩa quốc hội không có quyền bác bỏ các khoản nợ liên bang phát sinh.

Dù nâng trần nợ hay không, nước Mỹ cũng không thể vỡ nợ.
Dù nâng trần nợ hay không, nước Mỹ cũng không thể vỡ nợ Rivkin và Casey khẳng định.

Mục tiêu hàng đầu của quy định này đó là đảm bảo tính toàn vẹn của các khoản nợ liên bang phát sinh ngay trong và sau cuộc Nội chiến Nam-Bắc (giai đoạn 1861-1865) - thời điểm các khoản nợ liên bang được vô hiệu hóa vĩnh viễn, đồng thời đảm bảo rằng quốc hội "mới thành lập" - trong đó các bang miền Nam cũng được phép tham gia - sẽ không thể đảo ngược những quyết định của chính phủ.

Tuy nhiên, Tu chính án 14 không chỉ bó hẹp trong các khoản nợ liên quan tới Nội chiến. Trong năm 1935, Tòa án tối cao Mỹ đã làm rõ vấn đề này cũng như mở rộng ý nghĩa của tu chính án nhằm bảo vể các khoản nợ quốc gia.

Điều đó có nghĩa trong trường hợp đàm phán nâng trần nợ thất bại, nước Mỹ sẽ không và không thể vỡ nợ như nhiều người rêu rao. Do đó, miễn là chính quyền Mỹ còn tồn tại, cũng như không có sửa đổi nào trong hiến pháp, các chủ nợ của nước Mỹ vẫn sẽ được trả tiền.

Trên thực tế, các chủ nợ Mỹ chưa hề phải đối mặt với bất cứ nguy cơ nào, bởi mỗi tháng chính phủ liên bang trích tới 200 tỷ USD trong doanh thu thuế để phục vụ cho việc trả nợ. Thậm chí nếu nước Mỹ tỏ ra vô trách nhiệm và không chịu thanh toán nợ đến hạn, các chủ nợ có thể nộp đơn khiếu nại lên Tòa án tối cao để kịp thời ôm tiền về.

Những điều căn bản, song không phải ai cũng biết này cũng đồng nghĩa xếp hạng tín dụng của nước Mỹ không hề bị đe dọa như nhiều người lầm tưởng. Trên thực tế, các cơ quan xếp hạng không đánh giá xếp hạng dựa trên nguy cơ vỡ nợ của nước sở tại, mà thường căn cứ vào việc chi tiêu công của nước đó bị cắt giảm bao nhiêu.

Luận điểm thứ 2, Nhà Trắng tuyên bố Quốc hội phải nâng trần nợ để trả các chi phí phát sinh. Tuy nhiên, các nghĩa vụ bảo vệ "nợ chính phủ" của Tu chính án 14 không bao gồm các chương trình trợ cấp hoặc phúc lợi như Y tế và An sinh xã hội.

Những chương trình này không phải là một bộ phận của "nợ công". Nợ công được định nghĩa chính xác là các khoản nợ được thực hiện bởi chính phủ liên bang thông qua hoạt động bán trái phiếu và các công cụ tài chính tương tự. Các chương trình phúc lợi trên thực tế là các biện pháp chính trị, và nước Mỹ có 1 luật chung đó là quốc hội hiện tại không thể ngăn cản quốc hội trong tương lai thực hiện cắt giảm các chương trình phúc lợi.

Theo Hiến pháp Mỹ, tổng thống Obama không được tự ý nâng trần nợ hoặc đi vay mà không thông qua quốc hội.
Theo Hiến pháp Mỹ, tổng thống Obama không được tự ý nâng trần nợ hoặc
đi vay mà không thông qua quốc hội.

Điều khác biệt cơ bản và quan trọng này được quy định rõ ràng trong văn bản cũng như dự thảo của Mục 4, Tu chính án 14. Nội dung của mục này đã được thay đổi đôi chút trước khi được ban hành, trong đó thuật ngữ "nghĩa vụ" đã được đổi cụ thể hơn (cũng như dễ quản lý hơn) thành "nợ liên bang".

Luận điểm thứ 3, đó là tổng thống có thể dựa vào mục 4 làm cái cớ để tự mình nâng trần nợ. Luận điểm này có thể nói là hoàn toàn không chính xác và cực kỳ nguy hiểm về mặt hiến pháp. Mục 4 không hề cho bất cứ 1 cá nhân nào, kể cả tổng thống, được phép làm như vậy. Cơ quan được Tu chính án 14 trao quyền lực để thực thi các quy định trong mục 4 không đâu khác chính là Quốc hội Mỹ.

Cũng giống Quốc hội Anh, Quốc hội Mỹ có thẩm quyền trong việc tăng thuế, vay tiền và chỉ đạo chi tiêu. Cụ thể, điều 1, Mục 2, cho phép quốc hội có quyền "vay tiền từ tín dụng Mỹ". Tuy nhiên, hiến pháp không quy định tổng thống có quyền này. Bất cứ nỗ lực vay tiền không thông qua quốc hội của người đứng đầu đất nước sẽ gây tổn hại cho hệ thống hiến pháp Mỹ.

Mặc dù không sai khi nói "trần nợ" không phải là một yêu cầu hiến pháp. Quốc hội có thể lựa chọn bỏ phiếu riêng rẽ đối với việc phát hành của từng công cụ nợ liên bang. Tuy nhiên, không có quy định nào trong hiến phép ủy quyền cho tổng thống đi vay và chi tiêu mà không cần thông qua ý kiến quốc hội.

Nguồn WSJ/Khampha


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới