Hủy
Thế giới

Các ngân hàng trung ương thế giới nghĩ gì về bitcoin?

Như Nguyễn Thứ Hai | 27/11/2017 17:34

Internet

Tám năm sau khi bitcoin ra đời, các ngân hàng trung ương khắp thế giới đang ngày càng nhận ra những ưu điểm và nhược điểm của các đồng tiền số.
 

Những quan chức ngân hàng trung ương trên toàn cầu có 2 nhóm vấn đề để giải quyết. Thứ nhất là phải làm gì về sự nổi lên và tăng trưởng của các loại tiền ảo tư nhân đang thu hút sự chú ý ngày càng nhiều – khi mà bitcoin giờ đã tăng lên mức 10.000USD. Câu hỏi thứ hai là liệu họ có nên phát triển một loại tiền tệ số chính thức hay không.

→Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trả lời về Bitcoin

Cac ngan hang trung uong the gioi nghi gi ve bitcoin?

Các sự kiện trong quá trình tăng giá của Bitcoin. Ảnh: Bloomberg

1. hacker toàn cầu yêu cầu trả tiền bằng bitcoin

2. Bitcoin bị tách ra làm 2.

3. Trung Quốc tuyên bố ngừng hoạt động các sàn giao dịch tiền ảo.

4.Goldman Sachs muốn tung ra các sản phẩm đầu tư bitcoin.

5. CME công bố kế hoạch tung ra các sản phẩm tương lai bitcoin.

6. Bitcoin giảm 29% sau khi nâng cấp kĩ thuật bị hoãn.

7.Tiền ảo vượt mức 8.000 USD

8. Bitcoin tăng một ngày hơn 1.000USd và vượt mốc 9.000USD

Dưới đây là quan điểm của các ngân hàng trung ương lớn nhất thế giới về tiền ảo.

Mỹ: lo lắng về bảo mật

Cuộc điều tra của Cục Dự trữ Liên bang về tiền ảo là vào lúc nó mới xuất hiện, và cơ quan này không nhiệt tình ủng hộ ý tưởng ngân hàng trung ương phát hành bitcoin. Jerome Powell, thành viên hội đồng quản trị và người được đề cử cho vị trí Chủ tịch Fed kế tiếp, cho biết hồi đầu năm nay rằng các vấn đề vẫn là công nghệ và quản trị và quản lý rủi ro. Powell nói rằng có những thách thức "lớn" đối với một loại tiền ảo của ngân hàng trung ương, rằng bảo mật có thể là một vấn đề như thế.

Khu vực Châu Âu: giống bong bóng hoa tulip

Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã nhiều lần cảnh báo về nguy cơ đầu tư vào tiền tệ số. Phó Chủ tịch Vitor Constancio cho biết vào tháng 9 rằng bitcoin không phải là một loại tiền tệ, mà là một "tulip" - ám chỉ đến bong bóng ở thế kỷ 17 ở Hà Lan. Đồng nghiệp Benoit Coeure đã cảnh báo giá trị không ổn định của bitcoin và mối liên hệ với việc trốn thuế và tội phạm tạo ra những rủi ro chính. Chủ tịch Mario Draghi cho biết trong tháng này rằng tác động của các đồng tiền số đối với nền kinh tế khu vực đồng euro là rất hạn chế và chúng không gây ra mối đe dọa đối với sự độc quyền về tiền của các ngân hàng trung ương.

Trung Quốc: Điều kiện 'chín muồi'

Trung Quốc đã nói rõ rằng: ngân hàng trung ương có toàn quyền kiểm soát các loại tiền ảo. Với một nhóm nghiên cứu được thành lập vào năm 2014 để phát triển tiền phẳng kĩ thuật số, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tin rằng "điều kiện đã chín muồi" để cơ quan này nắm bắt công nghệ. Nhưng giới chức Trung Quốc đã ngăn chặn các nhà phát hành tiền tệ số tư nhân, cấm các sàn giao dịch bitcoin và những thứ khác. Mặc dù không đưa ra lộ trình chính thức  về việc phát hành tiền tệ kỹ thuật số, các nhà chức trách Trung Quốc nói rằng tiền tệ kỹ thuật số có thể giúp cải thiện hiệu quả thanh toán và cho phép kiểm soát chính xác hơn các loại tiền tệ.

Nhật Bản: Đang nghiên cứu

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Haruhiko Kuroda cho biết trong một bài phát biểu tháng 10 rằng BOJ không có kế hoạch phát hành tiền tệ số, mặc dù điều quan trọng là cần phải có kiến ​​thức sâu rộng về chúng. Ông Kuroda cho biết: "Việc phát hành CBDC (tiền tệ số của ngân hàng trung ương) ra công chúng cũng giống như một ngân hàng trung ương mở rộng việc truy cập vào tài khoản của mình cho bất cứ ai. Như vậy, thảo luận về CBDC sẽ xem xét đến các vấn đề cơ bản của ngân hàng trung ương."

Đức: 'Trò chơi đầu cơ'

Tại một quốc gia mà nhiều công dân vẫn muốn sử dụng tiền mặt, Bundesbank đặc biệt thận trọng với sự xuất hiện của bitcoin và các loại tiền tệ ảo khác. Thành viên ban quản trị Bundesbank, Carl-Ludwig Thiele, cho biết trong tháng 9, bitcoin là "trò chơi đầu cơ hơn là một hình thức thanh toán." Một sự chuyển đổi tiền gửi sang blockchain sẽ làm gián đoạn các mô hình kinh doanh của ngân hàng và có thể làm nới lỏng chính sách tiền tệ, Thiele nói. Đồng thời, Bundesbank đã tích cực nghiên cứu áp dụng công nghệ blockchain vào các hệ thống thanh toán.

Ấn Độ: Không cho phép

Ngân hàng trung ương Ấn Độ phản đối các loại tiền ảo vì chúng có thể là một kênh để rửa tiền và tài trợ cho khủng bố. Tuy nhiên, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ có một nhóm nghiên cứu xem liệu các đồng tiền kỹ thuật được hậu thuẫn bởi các ngân hàng trung ương toàn cầu có thể được sử dụng như là một loại tiền hợp pháp. Hiện nay, việc sử dụng tiền ảo tại Ấn Độ được xem là hành vi vi phạm quy tắc về ngoại hối.

Canada: Gần như là một loại tài sản

Phó thống đốc cấp cao của Ngân hàng Trung ương Canada, Carolyn Wilkins, người đứng đầu nhóm nghiên cứu về tiền ảo, cho biết trong một cuộc phỏng vấn tháng này rằng tiền mật mã không phải là hình thức tiền thực sự. "Đây thực sự là một tài sản, hoặc chứng khoán, và vì vậy nó nên được đối xử như thế", Wilkins phát biểu. Như những người khác, bà cho rằng công nghệ blockchain hứa hẹn làm cho hệ thống tài chính trở nên hiệu quả hơn.

Hàn Quốc: Theo dõi tội phạm

Sự chú ý của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc tập trung vào bảo vệ người tiêu dùng và ngăn ngừa việc sử dụng tiền ảo như một công cụ phạm tội. Phó Thống đốc Shin Ho-soon cho biết trong tháng này cần nhiều nghiên cứu và giám sát hơn nữa.

Nga: 'Mô hình Kim tự tháp' (lừa đảo)

Ngân hàng trung ương Nga đã bày tỏ mối quan tâm về những rủi ro tiềm tàng từ các đồng tiền số, khi Thống đốc Elvira Nabiullina nói rằng "chúng tôi không hợp pháp hóa các kế hoạch hình kim tự tháp" và "chúng tôi hoàn toàn phản đối tiền do tư nhân phát hành, cho dù đó là ở dạng vật lý hay ảo". Thời điểm này, Ngân hàng Nga muốn trì hoãn một quyết định về việc điều chỉnh các công cụ tài chính trừ phi Tổng thống Vladimir Putin cho biết cần hành động sớm hơn. Ngân hàng trung ương sẽ làm việc với các công tố viên để ngăn chặn các trang web cho phép các nhà đầu tư cá nhân tiếp cận với các sàn giao dịch bitcoin, theo Sergey Shvetsov, một phó thống đốc.

Ngân hàng thanh toán quốc tế: Không thể bỏ qua

Ngân hàng trung ương cho các ngân hàng trung ương đã nói rằng các nhà hoạch định chính sách không thể bỏ qua sự nổi lên của các loại tiền tệ số và có thể sẽ phải xem xét liệu họ có thể phát hành tiền tệ kỹ thuật số riêng của họ tại một số thời điểm. Một lựa chọn là tiền tệ có sẵn với công chúng, chỉ có ngân hàng trung ương có thể phát hành các đơn vị có thể chuyển đổi thành tiền mặt và dự trữ. Tuy nhiên, có thể sẽ có nhiều rủi ro về hoạt động của ngân hàng và các nhà ngân hàng thương mại có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu tiền gửi. Bảo mật cũng có thể là một mối quan tâm.

Nguồn Bloomberg


Cập nhật tin Đầu Tư, Bất Động Sản, tin nhanh kinh tế chứng khoán, kiến thức Doanh Nghiệp tại Fanpage.

Tin cùng chuyên mục

Tin nổi bật trong ngày

Tin mới